Phát hiện mới về nguy cơ tiểu hành tinh đâm vào Trái đất gây thảm họa hủy diệt

Viễn cảnh tiểu hành tinh khổng lồ đâm vào Trái đất, gây ra thảm họa hủy diệt sự sống luôn là một trong những kịch bản tồi tệ nhất mà con người từng biết đến thông qua sự tuyệt diệt của loài khủng long.

Trong 1.000 năm tới, gần như không có khả năng một tiểu hành tinh khổng lồ đâm vào Trái đất gây thảm họa hủy diệt.

Trong 1.000 năm tới, gần như không có khả năng một tiểu hành tinh khổng lồ đâm vào Trái đất gây thảm họa hủy diệt.

Nhưng theo một nghiên cứu mới, con người có thể thở phào nhẹ nhõm vì các tiểu hành tinh khổng lồ kiểu như vậy không tạo ra mối đe dọa với Trái đất trong ít nhất 1.000 năm tới, theo Daily Mail.

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, tiểu hành tinh có đường kính hơn 1km mang tên "1994 PC1" có khả năng đâm vào Trái đất lớn nhất trong 1.000 năm tới, nhưng tỉ lệ này vẫn rất nhỏ, chỉ 0,00151%.

"Đây là tin tốt", nhà nghiên cứu Oscar Fuentes-Munoz đến từ Đại học Colorado, Mỹ, nói. "Theo chúng tôi được biết, không có nguy cơ thảm họa nào trong 1.000 năm tới".

66 triệu năm trước, khủng long từng tuyệt chủng vì thảm họa tiểu hành tinh đâm xuống Trái đất. Tiểu hành tinh tạo ra thảm họa khi đó có đường kính khoảng 10km.

Tính đến nay, NASA đã phát hiện hơn 1,2 triệu tiểu hành tinh và thiên thạch. Chúng có kích thước rất đa dạng, lớn nhất có đường kính lên tới 500km.

Tiểu hành tinh có đường kính 10km từng khiến khủng long tuyệt diệt cách đây 66 triệu năm.

Tiểu hành tinh có đường kính 10km từng khiến khủng long tuyệt diệt cách đây 66 triệu năm.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học tại Đại học Colorado và Viện Công nghệ California đã phân tích danh mục "các vật thể gần Trái đất có kích thước 1km".

Vật thể có kích thước như vậy nhỏ hơn nhiều so với tiểu hành tinh từng khiến khủng long tuyệt diệt, nhưng đủ để đưa Trái đất bước vào giai đoạn kỷ băng hà mini và có thể khiến hàng trăm triệu người chết. 

Trong nghiên cứu, chuyên gia Fuentes-Mnoz và các đồng nghiệp đã sử dụng các phương pháp mới để tính toán quỹ đạo của các tiểu hành tinh đường kính 1km trở lên có thể va chạm với Trái đất trong 1.000 năm tới, xa hơn nhiều so với các dự báo thông thường.

Kết quả cho thấy, vật thể nguy hiểm nhất với Trái đất là một tiểu hành tinh có đường kính khoảng 1,3km mang tên "1994 PC1". Nhưng tỉ lệ cũng chỉ ở mức 0,00151%, nghĩa là gần như không thể xảy ra thảm họa.

Mặc dù kết quả trên là rất tích cực, các tiểu hành tinh cỡ nhỏ hơn vẫn có thể đâm vào Trái đất trong giai đoạn 100 - 1.000 năm tới.

10 năm trước, thiên thạch có đường kính 20 mét rơi xuống vùng Chelyabinsk, Nga, khiến hơn 1.000 người bị thương.

NASA hiện đang lập danh mục các tiểu hành tinh có đường kính 140mét để có thể sớm xác định các nguy cơ. Tiểu hành tinh với kích thước này có khả năng gây thiệt hại đáng kể nếu rơi xuống một thành phố.

Nguồn: [Link nguồn]

Phát hiện tiểu hành tinh có thể đe dọa Trái đất ”lẩn trốn” trong ánh sáng Mặt trời

Nhóm các nhà khoa học tại tại Viện Khoa học Carnegie (Mỹ) cảnh báo, một tiểu hành tinh với kích thước khổng lồ có thể va chạm với Trái đất. Đây là tiểu hành tinh có kích...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo MINH AN - Daily Mail ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN