TQ: Dự án gần 20 tỷ USD phục vụ "tự cường công nghệ" thất bại thảm hại

Ra quyết định sa thải toàn bộ nhân viên, động thái mới nhất của Công ty Chế tạo Chất bán dẫn Hoành Tân Vũ Hán (HSMC) cho thấy dự án trị giá gần 20 tỷ USD đầy tham vọng của Trung Quốc đã thất bại hoàn toàn, Thời báo Hoàn cầu đưa tin.

Công ty HSMC của Trung Quốc gây thất vọng lớn dù được đầu tư gần 20 tỷ USD (ảnh: Hoàn cầu)

Công ty HSMC của Trung Quốc gây thất vọng lớn dù được đầu tư gần 20 tỷ USD (ảnh: Hoàn cầu)

“Với tình hình hiện nay, HSMC không có kế hoạch hoạt động trở lại. Tất cả nhân viên phải nộp đơn thôi việc trước ngày 5.3. Đơn xin thôi việc gửi trực tuyến cũng được chấp nhận”, HSMC thông báo.

HSMC là công ty được Trung Quốc đầu tư hơn 18,5 tỷ USD với kỳ vọng sẽ trở thành nhà sản xuất chip công nghệ cao hàng đầu Trung Quốc.

Là một phần trong kế hoạch “tự cường công nghệ” của Trung Quốc, theo thiết kế ban đầu nếu hoạt động hết công suất, HSMC sẽ tạo ra 50.000 việc làm và doanh thu 60 tỷ nhân dân tệ (9,25 tỷ USD)/năm.

Dự án HSMC được giới chức Trung Quốc ủng hộ nhiệt liệt, đặc biệt là trong bối cảnh nước này muốn nhanh chóng thoát khỏi các hạn chế của Mỹ về tiếp cận siêu chip công nghệ.

Tuy nhiên, từ năm ngoái, HSMC đã đứng bên bờ vực sụp đổ vì đội ngũ lãnh đạo yếu kém.

HSMC hiện có ít nhất 240 nhân viên. Sau khi nộp đơn thôi việc, các nhân viên của HSMC thậm chí còn không biết mình có được trả trợ cấp mất việc làm hay không.

Thời báo Hoàn cầu cho rằng, việc HSMC sụp đổ cho thấy dự án đắt đỏ này tồn tại nhiều vấn đề. Tuy nhiên, điều này sẽ không ảnh hưởng gì đến khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển công nghệ trong nước của Trung Quốc, đặc biệt là ở lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn.

“Sự thất bại hoàn toàn của HSMC được dự báo từ lâu. Cách đây 2 năm, nhiều vấn đề của dự án đã bị phơi bày”, Ma Jihua – chuyên gia trong ngành sản xuất chip Trung Quốc – nhận xét.

“Trong tương lai, Trung Quốc có thể chứng kiến nhiều thất bại trong ngành sản xuất chất bán dẫn hơn nữa. Khoảng 2 – 3 năm trước, những công ty khởi nghiệp từ lĩnh vực này mọc lên như nấm nhưng thiếu tầm nhìn lâu dài”, ông Ma nói.

Tháng 10 năm ngoái, Meng Wei – phát ngôn viên của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) – đã chỉ trích nhiều công ty nước này “lao vào ngành sản xuất chất bán dẫn một cách mù quáng”, bất chấp việc thiếu kinh nghiệm và công nghệ cao.

Được thành lập vào tháng 11.2017, mới hoạt động đến giữa năm 2020, HSMC đã tạm dừng sản xuất với lý do hết vốn.

Chuyên gia cho rằng, nhiều công ty Trung Quốc đã quá vội vàng khi khởi nghiệp trong ngành sản xuất siêu chip (ảnh: SCMP)

Chuyên gia cho rằng, nhiều công ty Trung Quốc đã quá vội vàng khi khởi nghiệp trong ngành sản xuất siêu chip (ảnh: SCMP)

Trước đó, Hồ Bắc từng tuyên bố HSMC là một trong những dự án đầu tư lớn nhất của tỉnh giai đoạn năm 2017-2018 và là “dự án xây dựng trọng điểm cấp tỉnh” giai đoạn năm 2018-2019.

Tháng 7.2020, Chiang Shang Yi – CEO kiêm Tổng giám đốc của HSMC – tuyên bố từ chức vì “lý do cá nhân”. Chiang khi đó mới nhậm chức được 1 năm và được cho là nhân vật “lão làng” trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc.

“HSMC như một cơn ác mộng với tôi”, Chiang Shang Yi nói khi từ chức.

Tháng 11.2020, HSMC được Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước Trung Quốc tiếp quản và khôi phục hoạt động.

“HSMC vì đã quá vội vàng và không có sự chuẩn bị lỹ lưỡng ngay từ khi bắt đầu. Đây là một dự án lớn, nhưng lại gây thất vọng nhiều”, Fu Liang – chuyên gia viễn thông ở Bắc Kinh – nhận xét.

Nguồn: [Link nguồn]

TQ: Phát hiện ”điềm không lành” trên sông Dương Tử

Những thay đổi nhỏ nhất của Dương Tử – sông dài nhất Trung Quốc – cũng khiến nước này phải lo ngại khi con sông ảnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – Hoàn cầu ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN