Đây là cách Mỹ đối phó “con bài chủ chốt” của Trung Quốc?

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ đạo tăng cường khai thác mỏ đất hiếm, đáp ứng nhu cầu trong nước trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang.

Mỹ có thể khai thác và xử lý đất hiếm ở ngay trong nước, thay vì phụ thuộc vào Trung Quốc.

Mỹ có thể khai thác và xử lý đất hiếm ở ngay trong nước, thay vì phụ thuộc vào Trung Quốc.

Theo SCMP, động thái mới của ông Trump mở ra chuỗi cung ứng mới ở Mỹ, từ khai thác cho đến xử lý đất hiếm để không chỉ phục vụ sản xuất chiến đấu cơ, xe tăng, mà còn cả xe điện và điện thoại di động.

“Chúng tôi nghĩ các mỏ đất hiếm nội địa Mỹ có thể đáp ứng nhu cầu khai thác”, Dan McGrarty, người đứng đầu cơ quan của chính phủ Mỹ về đất hiếm nói. “Các công ty Mỹ sẽ bắt tay ngay lập tức vào lĩnh vực này”.

Công ty của McGrarty có thể khai thác và xử lý thêm 15 đến 17 nguyên tố trong đất hiếm, bên cạnh sản lượng khai thác lithium vào khoảng 9.000 tấn/năm.

McGroarty nói công ty đã gửi báo cáo lên chính phủ Mỹ, sau khi Lầu Năm Góc yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết về các nhà khai thác đất hiếm ở Mỹ và bao nhiêu lượng đất hiếm có thể khai thác được mỗi năm để phục vụ quân sự.

Chính phủ Mỹ có thể đồng ý chỉ mua đất hiếm nội địa và thậm chí đầu tư vào các dự án khai thác, nhưng chưa có thông tin cụ thể.

Mỹ từng là nhà khai thác đất hiếm hàng đầu trong giai đoạn từ những năm 1960 đến 1990. Sau này, các dự án lớn ở phía bắc Trung Quốc đã chiếm trọn thị trường khai thác đất hiếm toàn cầu.

Do các quy định ngặt nghèo trong nước, mỏ đất hiếm ở California đã phải đóng cửa vào năm 1998. Trung Quốc không chỉ chiếm 70% lượng đất hiếm toàn cầu, mà các quốc gia khác cũng phụ thuộc vào Trung Quốc để xử lý đất đá khai thác được tạo thành nguyên liệu.

Mỹ đã xuất nhiều mỏ quặng sang Trung Quốc để xử lý thành các nguyên liệu hữu ích. Đáng chú ý, Trung Quốc cung cấp 80% lượng nguyên liệu có trong đất hiếm cho Mỹ.

Trong cuộc chiến thương mại leo thang, quan chức Trung Quốc đã nói bóng gió về việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ.

Công ty Mỹ và Úc hiện đang hợp tác xây dựng nhà máy xử lý đất hiếm, nhưng nhà máy chỉ có thể đi vào hoạt động vào năm 2022. Dự án cần tới 350 triệu USD tiền đầu tư và có thể thu lời sau 1,4 năm.

Nhưng chi phí chỉ là một phần, điều quan trọng là nhà máy phải tạo ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của quân đội Mỹ cũng như các quốc gia khác.

Đòn đáp trả mới của Trung Quốc hiểm hóc thế nào với Mỹ?

Trung Quốc lần đầu đưa dầu thô Mỹ vào danh sách tăng thuế và sẽ tái khởi động việc áp thuế đối với xe hơi Mỹ,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN