Sự thật rắn độc sợ lợn "một phép", gặp là nằm im cho ăn thịt

Nọc độc của rắn có khả năng tiêu diệt nhiều loài vật nhưng liệu có làm hại được những chú lợn?

Một cuộc đụng độ giữa lợn và rắn

Người ta thường nói lợn là một trong những khắc tinh của loài rắn. Nhiều người tin rằng, khi gặp được hang rắn thì lợn không bỏ qua mà đào bắt cho bằng được. Thậm chí rắn khi nhìn thấy lợn thì sợ mất vía, chỉ còn biết cuộn tròn lại chờ lợn ăn thịt.

Trên thực tế, lơn không phải là “thợ săn rắn” mà chỉ đơn giản là phản ứng theo bản năng, theo snake-removal.com.

Khi nhìn thấy bất kỳ con rắn nào đến gần đàn con của chúng, loài lợn sẽ ngay lập tức dùng chân dẫm những con rắn đến chết, vì chúng không muốn đàn con bị cắn.

Các loài động vật, thậm chí những con vật là kẻ thù của nhau, sẽ không tấn công loài khác nếu chúng không bị đe dọa. Một con rắn có thể tự do đi qua lãnh thổ của loài lợn, nhưng nếu nó tiếp cận quá gần với những thứ quan trọng đối với con lợn (ví dụ như con của chúng), loài vật to lớn hơn này sẽ phản ứng rất dữ dội.

Rắn có thể cắn lợn, nhưng do lợn có rất nhiều mô mỡ trên người nên nọc độc khó có thể xâm nhập được vào máu của chúng, minipiginfor.com viết.

Khi các loài vật bị rắn cắn, chất độc thần kinh trong nọc rắn sẽ tấn công một loại thụ thể tên Acetylcholine (AChR), khiến con vật bị cắn tê liệt nhanh chóng, suy hô hấp và tử vong. Acetylcholine là một hợp chất hữu cơ có trong não và cơ thể của nhiều loại động vật, bao gồm cả con người, nó có chức năng như một chất dẫn truyền thần kinh - một hóa chất được các tế bào thần kinh giải phóng ra để gửi tín hiệu đến các tế bào khác tạo điều kiện cho việc giao tiếp từ các tế bào thần kinh đến cơ bắp.

Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng ở những loài vật như lửng mật ong, nhím, lợn và cầy mangut, AChR đã biến đổi một cách tinh vi để ngăn sự xâm nhập của độc tố, Neuwrite Sandiago đưa tin. Do đó, những con vật này có thể sống sót khi bị rắn độc cắn và thậm chí đủ khả năng chiến đấu chống lại sinh vật nguy hiểm này.

Giống như loài lợn, cầy mangut cũng có các thuộc tính di truyền đặc biệt giúp chúng miễn nhiễm với nọc độc của rắn. Cầy mangut rất nhanh nhẹn và có bộ lông dày, khiến nó trở thành một đối thủ đáng gờm trong các cuộc chiến với loài rắn. Nước tiểu của cầy mangut có thể được sử dụng để xua đuổi một số loài rắn khá hiệu quả.

Cầy mangut “thôi miên”, ăn tươi nuốt sống hổ mang chúa 3 mét

Cầy mangut nhỏ bé so với hổ mang chúa nhưng sở hữu những kỹ năng đặc biệt giúp nó tự tin đối đầu trực diện với...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Ngọc - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN