Giải Nobel Hòa bình 2019 được trao cho một vị thủ tướng

Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã trở thành chủ nhân của giải thưởng Nobel Hòa bình trong năm nay nhờ những nỗ lực của ông để đạt được hòa bình và hợp tác quốc tế, đặc biệt là sáng kiến mang tính quyết định trong việc giải quyết cuộc xung đột biên giới kéo dài hàng thập kỷ với nước láng giềng Eritrea.

Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali trở thành chủ nhân giải Nobel Hòa bình 2019 (Ảnh: BBC)

Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali trở thành chủ nhân giải Nobel Hòa bình 2019 (Ảnh: BBC)

"Trong vai trò Thủ tướng, ông Abiy Ahmed đã nỗ lực thúc đẩy hòa giải, đoàn kết và công bằng xã hội," bà Berit Reiss-Andersen, Chủ tịch Ủy ban giải Nobel tại Na Uy, cho biết trong một cuộc họp báo ở thủ đô Oslo, "Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức cần được giải quyết", và một số người sẽ nghĩ rằng giải thưởng năm nay đang được trao quá sớm."

Tuy nhiên, bà Reiss-Andersen cho rằng ủy ban "tin tưởng giờ đây những nỗ lực của Thủ tướng Abiy Ahmed xứng đáng được công nhận và cần được khuyến khích", và hy vọng giải thưởng "sẽ tạo thêm động lực Thủ tướng Ahmed để hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng của mình".

"Thành Rome không thể được xây nên trong một ngày," Chủ tịch Ủy ban giải Nobel phát biểu, “Vì thế, sự phát triển các tiến trình hòa bình và dân chủ cũng sẽ không đạt được một cách nhanh chóng.”

Awol Allo, phó giáo sư khoa luật người Ethiopia tại Đại học Keele ở Anh, cho biết Thủ tướng Abiy xứng đáng nhận giải thưởng vì vai trò của mình trong việc chấm dứt bế tắc quân sự kéo dài suốt 20 năm giữa Ethiopia và Eritrea, vốn khởi đầu từ cuộc xung đột biên giới từ năm 1998 đến 2000 giữa hai nước, khiến hơn 100.000 người thiệt mạng.

Thủ tướng Abiy Ahmed Ali đóng vai trò quan trọng trong việc chấm dứt cuộc xung đột quân sự kéo dài hàng thập kỷ với Eritrea (Ảnh: GETTY)

Thủ tướng Abiy Ahmed Ali đóng vai trò quan trọng trong việc chấm dứt cuộc xung đột quân sự kéo dài hàng thập kỷ với Eritrea (Ảnh: GETTY)

"Theo tôi, những gì Thủ tướng Abiy đã làm với vấn đề Eritrea là rất can đảm và đáng chú ý. Nhiều người khác cũng cho rằng những gì ông ấy đạt được là điều xứng đáng được công nhận,” giáo sư Allo cho biết, "Hai nước giờ đã không còn trong tình trạng chiến tranh. Các gia đình đã được đoàn tụ vì các chuyến bay hiện đã được lưu thông. Mối quan hệ vốn bị cắt đứt trong 20 năm giờ đã được nhen nhóm trở lại."

Thủ tướng Abiy, 43 tuổi, gần đây cũng giành được sự ngợi khen vì đóng vai trò trung gian trong thỏa thuận chia sẻ quyền lãnh đạo ở nước láng giềng Sudan, sau một cuộc khủng hoảng chính trị dẫn đến việc bắt giữ Omar al-Bashir, người đã cai trị nước này trong suốt 3 thập kỷ.

"Điều đó cũng khẳng định Thủ tướng là một người coi trọng hòa bình và ổn định ở vùng Sừng châu Phi", giáo sư Allo cho biết.

Vì sao người nhận giải Nobel ngày càng già?

Những người nhận giải Nobel vật lý, y học và hóa học năm 2016 đều là đàn ông, người trẻ nhất 65 và già nhất 72 tuổi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - CNN ([Tên nguồn])
Giải thưởng Nobel Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN