Thế giới sắp có một quốc gia mới?

Thứ Bảy tuần này, 207.000 người trên quần đảo Bougainville của Papua New Guinea sẽ bắt đầu bỏ phiếu thể hiện họ thích Bougainville độc lập hoặc có quyền tự trị cao hơn, BBC đưa tin ngày 21/11.

Phụ nữ Bougainville dự một lễ kỷ niệm hòa giải diễn ra trong tháng 11. Ảnh: Getty Images

Phụ nữ Bougainville dự một lễ kỷ niệm hòa giải diễn ra trong tháng 11. Ảnh: Getty Images

Nhiều nhà quan sát cho rằng, khoảng 3/4 người dân Bougainville sẽ chọn độc lập nhưng trưng cầu ý dân mới chỉ là bước đi đầu tiên.

Bougainville đã trải qua thời kỳ khai thác thuộc địa, nỗ lực giành độc lập, một cuộc chiến kéo dài 9 năm và một tiến trình hòa bình diễn ra từ từ.

Quần đảo này được đặt tên theo một nhà thám hiểm Pháp thế kỷ 18 và trở thành một phần của một thuộc địa Đức vào cuối thế kỷ 19.

Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Úc nắm quyền kiểm soát Bougainville và duy trì quyền này tới năm 1975 (trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Nhật Bản kiểm soát quần đảo này trong một thời gian ngắn).

Thời kỳ thuộc địa, Bougainville (dân số hiện nay khoảng 300.000 người) luôn là một tiền đồn. Trung tâm hành chính đầu tiên của người Đức được thành lập năm 1905, tức là khi người Đức đã cai trị quần đảo này được 21 năm.

Năm 1975, khi Papua New Guinea mới giành được độc lập, Bougainville trở thành một tỉnh của nước này. Năm 1988, chiến tranh ly khai với Papua New Guinea bùng nổ. Cuộc chiến 9 năm khiến 4.000-20.000 người (3-13% dân số Bougainville cuối những năm 8) thiệt mạng.

Năm 1997, chiến tranh chấm dứt với sự trợ giúp của các nhà hòa giải quốc tế. Kết quả là Hiệp ước Hòa bình Bougainville ra đời năm 2000. Hiệp ước nêu năm 2020 là hạn cuối trưng cầu ý dân về độc lập.

Cuối tháng 11/2019, người dân Bougainville sẽ bỏ phiếu chọn 1 trong 2: quần đảo sẽ trở thành quốc gia độc lập hoặc có quyền tự trị lớn hơn. Sẽ có ba khả năng xảy ra:

-Người Bougainville bỏ phiếu cho quyền tự trị lớn hơn. Trong trường hợp này, quần đảo này vẫn thuộc về Papua New Guinea.

-Người Bougainville bỏ phiếu chọn độc lập và Papua New Guinea chấp nhận kết quả trưng cầu ý dân. Tỉnh này sẽ bước vào giai đoạn quá độ để trở thành một nước có chủ quyền.

-Người Bougainville bỏ phiếu chọn độc lập nhưng Papua New Guinea không chấp nhận kết quả trưng cầu ý dân hoặc tìm cách trì hoãn thực hiện các bước tiếp theo. Điều này có thể dẫn tới khủng hoảng và xung đột mới, nhiều nhà phân tích nhận định.

Việc bỏ phiếu sẽ diễn ra từ 23/11 tới 7/12 và kết quả có thể được công bố vào cuối tháng 12.

Ủng hộ và phản đối

Chính phủ Papua New Guinea trước đây từ chối cấp ngân sách cho tiến trình trưng cầu ý dân và muốn Bougainville vẫn là một phần của nước này.

Hồi tháng 10, tân Thủ tướng Papua New Guinea, ông James Marape, tái khẳng định rằng, cuộc bỏ phiếu không mang tính ràng buộc và chính phủ Papua New Guinea và chính quyền Bougainville sẽ cân nhắc về kết quả.

Nhiều người lo ngại rằng, nếu Bougainville độc lập, các tỉnh khác của Papua New Guinea (nước này có hơn 20 tỉnh) có thể đòi quyền tự trị lớn hơn, thậm chí ly khai.

Chiến tranh Bougainville chấm dứt năm 1997. Ảnh: Getty Images.

Chiến tranh Bougainville chấm dứt năm 1997. Ảnh: Getty Images.

Bougainville giàu tài nguyên thiên nhiên, có mỏ đồng, vàng… Trước chiến tranh ly khai, đây là một trong những tỉnh giàu có nhất của Papua New Guinea. Hoạt động khai khoáng bị đình trệ bởi chiến tranh. Việc ăn chia doanh thu khai khoáng là một trong những nguyên nhân dẫn tới xung đột.

Bougainville có diện tích đất liền chưa đầy 10.000 km2 (lớn hơn Cyprus, nhỏ hơn Li-băng một chút), dân số nhỏ hơn Vanuatu, lớn hơn Barbados một chút.

Úc là nước tài trợ lớn nhất cho Bougainville và tham gia hòa giải chấm dứt chiến tranh ly khai. Úc nói sẽ chấp nhận bất cứ thỏa thuận nào mà quần đảo này và Papua New Guinea. Nhưng hầu hết người dân Bougainville tin rằng, úc phản đối độc lập của quần đảo này.

Mỹ và Trung Quốc cũng đang theo sát diễn biến ở Bougainville. Theo một số nguồn tin, Trung Quốc đã cử đoàn tới tìm hiểu cơ hội đầu tư ở Bougainville, bao gồm xây một cảng mới. Trung Quốc gần đây gia tăng nỗ lực thúc đẩy quan hệ với các quốc đảo ở Thái Bình Dương, thiết lập quan hệ ngoại giao với Solomon Islands và Kiribati.

Trong khi đó, Mỹ cùng với Úc, New Zealand và Nhật Bản cung cấp các khoản tiền giúp tiến trình trưng cầu ý dân về tương lai của Bougainville.

Nguồn: [Link nguồn]

Những quốc gia nguy hiểm nhất thế giới năm 2020

Danh sách các quốc gia nguy hiểm nhất thế giới năm 2020 mới được công bố dựa trên Bản đồ Rủi ro Du lịch.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Gia Bảo ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN