Tháng 10 năm nay nóng nhất lịch sử trên toàn cầu

Số liệu từ Cơ quan giám sát Đại dương và Khí quyển (NOAA) cho hay, nhiệt độ trung bình toàn cầu trong tháng 10 đạt mức cao kỉ lục trong lịch sử. Mức nắng nóng này cao hơn 0,98 độ C so với mức trung bình cao nhất đo được trước đây.

Tháng 10 năm nay nóng nhất lịch sử trên toàn cầu - 1

Cảnh băng tan ở Nam cực  do khí hậu nóng lên (ảnh minh họa)

Không những vậy, tháng 10 năm nay còn đạt được nhiều kỉ lục “đáng buồn” khác:

-Tháng 10 nóng nhất trong lịch sử 136 năm đo đạc của NOAA

-Tháng nóng nhất so với trung bình 1.630 tháng

Số liệu NOAA đưa ra cũng tương tự thông tin mà NASA và Cơ quan khí tượng Nhật Bản công bố, trong đó xếp tháng 10.2015 là tháng nóng nhất so với trung bình các tháng trong năm. Điều này sẽ khiến 2015 trở thành năm nóng nhất trong lịch sử.

Nhiệt độ năm nay cao tới vậy là do tác động của đợt El Nino lên đỉnh điểm. El Nino với đặc trưng là các dòng biển nóng ở Thái Bình Dương khiến nhiệt độ toàn cầu tăng vọt. Với nhiệt lượng gia tăng từ các đại dương do El Nino gây ra, những năm nào có El Nino thường trở thành năm nóng kỉ lục. Ngược lại, hiện tượng La Nina khiến các dòng biển mát hơn bình thường, sẽ biến năm đó thành lạnh nhất.

Mặc dù El Nino năm nay chỉ xếp thứ ba về cường độ nhưng đây không phải là nguyên nhân chủ đạo. Từ năm 2000 tới nay, có 13 năm nhiệt độ Trái Đất tăng cao và chỉ có năm nay thì El Nino mới mạnh đến vậy kể từ năm 1998. Các năm có hiện tượng La Nina như 2007 và 2010 cũng vẫn nóng hơn những năm có El Nino cách đây vài thập kỷ. Vậy nên dù El Nino hay La Nina có ảnh hưởng ít nhiều thì trung bình nhiệt độ vẫn có xu hướng tăng lên. Điều này gây ra chính bởi khí nhà kính và các tác nhân biến đổi khí hậu của con người.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu năm nay vượt ngưỡng nóng cấp độ 2? Chắc chắn là không có điều tốt lành nào xảy ra rồi. Báo cáo của John Sutter thuộc đài CNN khẳng định giả thuyết này.

Sutter, với các số liệu từ Hội đồng nghiên cứu quốc gia, Ủy ban liên chính phủ về biến đối khí hậu và Ngân hàng Thế giới – cho biết cháy rừng ở Mỹ có thể gia tăng đáng kể về quy mô, bão sẽ mạnh hơn, nhiều động vật tuyệt chủng, băng hai cực tiếp tục tan, mùa màng giảm năng suất và nước ngọt sẽ khan hiếm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh - CNN ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN