Dân châu Âu khốn khổ vì nắng nóng kỷ lục

Nhiều người Anh có cảm giác như họ đang sống giữa sa mạc Sahara trong thời gian nắng nóng kinh hoàng.

Trong những ngày gần đây, người dân nhiều nước châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, đang oằn mình hứng chịu đợt nắng nóng kỷ lục trong nhiều năm qua, hậu quả của một hiện tượng khí hậu cực đoan có thể kéo dài đến cuối tuần này.

Ngày 1.7, Bộ Y tế Anh đã phải phát đi cảnh báo về sức khỏe khi nước này đón nhận đợt nắng nóng kỷ lục khiến người dân có cảm giác như họ đáng sống ở sa mạc Sahara, với nhiệt độ đo được ở sân bay Heathrow (London) lên tới 36,7 độ C.

Dân châu Âu khốn khổ vì nắng nóng kỷ lục - 1
Nhiều nước châu Âu vừa trải qua đợt nắng nóng kinh hoàng

Nhà chức trách Anh đã khuyên người dân không ra đường và tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới 3 giờ chiều trong ngày nóng nhất trong suốt 165 năm qua.

Nắng nóng kinh hoàng đã khiến người dân Anh nháo nhào đổ đến các dòng sông và công viên để giải nhiệt, khiến 2 người bị chết đuối khi tắm sông, buộc nhà chức trách phải cảnh báo người dân về việc bơi lội ở những đoạn sông vắng vẻ.

Dân châu Âu khốn khổ vì nắng nóng kỷ lục - 2
Người dân Anh tìm cách giải nhiệt ở các đài phun nước
Dân châu Âu khốn khổ vì nắng nóng kỷ lục - 3
Hai người thiệt mạng khi nhảy xuống sông để tắm giữa trời oi bức

Theo cảnh báo của cảnh sát, việc người dân đột ngột nhảy xuống sông hồ khi vừa đi dưới trời nắng nóng có thể khiến cơ thể bị sốc và gây ra những hiểm họa khôn lường với tính mạng.

Nắng nóng cũng đã gây ra tình trạng hoãn chuyến, hủy chuyến hàng loạt đối với các đoàn tàu trên khắp nước Anh bởi đường ray có thể bị biến dạng dưới tác động của “nhiệt độ cực cao” do nắng nóng gây ra.

Dân châu Âu khốn khổ vì nắng nóng kỷ lục - 4
Mũ rộng vành là phụ kiện không thể thiếu của phụ nữ châu Âu trong những ngày này
Dân châu Âu khốn khổ vì nắng nóng kỷ lục - 5
Kem là món ăn khoái khẩu của người dân để xua tan nóng bức

Tình hình giao thông càng trở nên tồi tệ khi nhà chức trách cảnh báo mặt đường nhựa có thể bị chảy vì nắng nóng, khiến một số đoạn đường sẽ không thể lưu thông được.

Nắng nóng kỷ lục đã buộc Bộ Y tế Anh phải khởi động kế hoạch đối phó khẩn cấp sau khi cơ quan khí tượng ban hành cảnh báo nắng nóng cấp độ 2. Kế hoạch đối phó khẩn cấp này được Bộ Y tế Anh xây dựng sau đợt nóng kinh hoàng hồi tháng 8.2003 khiến hơn 2.000 người thiệt mạng chỉ trong vòng 10 ngày.

Nhiều địa phương ở Pháp đã chứng kiến mức nhiệt độ cao nhất từng thấy. Tại thủ đô Paris, nhiệt độ vọt lên mức 39,7 độ C trong chiều 1.7, mức nhiệt độ cao thứ hai từng ghi nhận được ở thành phố này.

Dân châu Âu khốn khổ vì nắng nóng kỷ lục - 6
Nhiệt độ trong bóng râm ở thủ đô Paris lên tới 38 độ C

Đợt nắng nóng kỷ lục ở châu Âu trong những ngày gần đây là hậu quả của hiện tượng “khối omega”, khi một dải áp cao hình thành trên toàn châu lục và bị chặn giữa hai dải áp thấp, đẩy luồng không khí nóng đi xa hơn về phía bắc.

Những luồng khí nóng này khiến bầu trời các nước như Anh, Pháp, Tây Ban Nha trở nên trong xanh, lặng gió, khiến mặt trời càng thiêu đốt mặt đất dễ dàng hơn mà không có những luồng khí mát để hạ nhiệt. Không khí nóng bức càng khiến khối khí nóng trở nên mạnh hơn, khối khí nóng lại càng khiến nhiệt độ tăng cao, và mọi thứ tiếp tục lặp lại với mức độ nguy hiểm hơn.

Dân châu Âu khốn khổ vì nắng nóng kỷ lục - 7
Dân châu Âu khốn khổ vì nắng nóng kỷ lục - 8
Thiếu nữ Pháp tìm cách giải nhiệt ở các công viên, đài phun nước

“Khối omega” này tương tự như hình thái thời tiết đã gây ra đợt nắng nóng thảm họa hồi năm 2003 cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người dân châu Âu, trong đó có hơn 14.000 người Pháp.

Theo các cơ quan khí tượng châu Âu, “khối omega” sẽ tiếp tục được duy trì trên bầu trời châu Âu cho đến hết tuần này và sau đó sẽ di chuyển sang phía đông, đồng nghĩa với việc người dân Anh, Pháp sẽ vẫn phải tiếp tục chịu đựng thời tiết oi bức trong vài ngày tiếp theo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trí Dũng ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN