Tên lửa Triều Tiên nổ trên không: Đó mới là điều đáng sợ?

Tên lửa Triều Tiên nổ tung trên không đã đạt đến độ cao cần thiết để Bình Nhưỡng kích hoạt một loại siêu vũ khí hủy diệt, báo Nhật Bản nhận định.

Tên lửa Triều Tiên nổ trên không: Đó mới là điều đáng sợ? - 1

Triều Tiên thử nghiệm siêu vũ khí hủy diệt trong lần phóng thử tên lửa mới nhất?

Theo Nikkei Asian Review, Triều Tiên tháng trước đã phóng thử tên lửa đạn đạo, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực.

Tên lửa nổ tung trên không khiến cho nhiều chuyên gia nhận định, đây là một vụ phóng thử thất bại nữa của Bình Nhưỡng.

Báo Hàn Quốc cho rằng, Triều Tiên đã kích hoạt chế độ tự hủy vì phóng nhầm tên lửa hướng sang Nga.

Nhưng theo tạp chí Nhật Bản, việc tên lửa nổ tung ở độ cao 71km chính là thông điệp cảnh báo mà Triều Tiên gửi đến thế giới. Đó là khả năng kích hoạt vũ khí xung điện từ (EMP), đủ sức làm sập mạng điện, vô hiệu hóa các thiết bị điện tử và phương tiện chiến đấu của đối phương.

Đòn tấn công bằng EMP dựa trên khám phá khoa học của Mỹ và Liên Xô, khi theo dõi bầu khí quyển trong một đợt thử vũ khí hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh.

Để tăng sức công phá của xung điện từ, bom hạt nhân phải kích nổ ở độ cao đáng kể, nơi không khí loãng. Xung điện từ sẽ tạo ra một luồng điện có công suất cực lớn, tác động đến các hệ thống ăng ten và cáp điện dưới mặt đất, khiến toàn bộ mạng lưới điện trong khu vực ngừng hoạt động hoàn toàn.

Theo quân đội Hàn Quốc, tên lửa Triều Tiên phóng thử nghiệm ngày 29.4 đã phát nổ ở tầng điện ly của khí quyển trái đất. Mặc dù các khí tài quân sự của Mỹ có thể được bảo vệ nhờ lá chắn xung điện từ, song mạng lưới điện và các hệ thống điện tử dân sự thì không được bảo vệ kỹ lưỡng như vậy.

Tên lửa Triều Tiên nổ trên không: Đó mới là điều đáng sợ? - 2

Vụ nổ kích hoạt xung điện từ sẽ gây ra thảm họa trên diện rộng.

Một cuộc tấn công xung điện từ sẽ gây ra khủng hoảng đối với xã hội Nhật Bản, Hàn Quốc, miền Bắc Trung Quốc và cả vùng Viễn Đông Nga. Mạng lưới điện và hệ thống máy tính sẽ ngừng hoạt động.

Việc không có điện trong thời gian dài ảnh hưởng đến hệ thống cung cấp nước và khí đốt, cũng như các thiết bị liên lạc và truyền tín hiệu. Nói cách khác, vụ nổ tạo ra xung điện từ đủ mạnh sẽ làm tê liệt cả một quốc gia.

Một cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân tầm cao ngoài khơi Thái Bình Dương của Mỹ vào năm 1962 đã tạo ra xung điện từ mạnh đến mức toàn bộ quần đảo Hawaii bị mất điện. Hiện tại, các chuyên gia quân sự vẫn chưa thể đánh giá chính xác những thiệt hại từ một đòn tấn công bằng EMP.

Tạp chí Nikkei Asian Review đánh giá, những đợt phóng tên lửa của Triều Tiên trước đây đều tiềm ẩn thông điệp quân sự. Khi nước này phóng 7 quả tên lửa đạn đạo xuống Biển Nhật Bản vào năm 2006, Bình Nhưỡng muốn nói rằng họ có khả năng tiêu diệt một tàu sân bay cùng các tàu chiến Mỹ.

Tháng 3 năm nay, Triều Tiên cũng đã phóng thử 4 tên lửa đạn đạo. Đây được coi là động thái ám chỉ rằng họ có đủ năng lực tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực.

Do đó, trong đợt phóng tên lửa mới nhất, Triều Tiên có thể ngầm gửi thông điệp rằng nước này sẵn sàng tung đòn tấn công EMP, gây thảm họa trên diện rộng.

Vũ khí bí mật Triều Tiên có thể đưa Mỹ “về thời đồ đá”

Không chỉ tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, mối đe dọa Triều Tiên tấn công hủy diệt nước Mỹ lại có thể đến từ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Nikkel Asian Review ([Tên nguồn])
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN