Tên lửa Patriot có thể 'thay đổi cuộc chơi' ở Ukraine?

Nếu Mỹ chấp thuận cung cấp các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot cho Ukraine, liệu đây có thể trở thành nhân tố "thay đổi cuộc chơi" như kỳ vọng của Kiev? Và mất bao lâu để có thể đưa chúng ra chiến trường?

Một bệ phóng tên lửa Patriot của Mỹ tại địa điểm không được công bố

Một bệ phóng tên lửa Patriot của Mỹ tại địa điểm không được công bố

Một số câu hỏi được đặt ra sau khi các quan chức Mỹ cho biết Lầu Năm Góc đã chuẩn bị kế hoạch chuyển giao hệ thống Patriot cho Ukraine nếu được Tổng thống Joe Biden chấp thuận. Thông báo có thể được đưa ra trong tuần này.

Hệ thống này có thể hạ gục tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, máy bay có người lái và không người lái với tầm xa tối đa 100 dặm, tùy thuộc vào phiên bản sẽ được trao cho Ukraine.

Một hệ thống Patriot đầy đủ gồm có radar, nguồn điện, trạm chỉ huy và kiểm soát kết nối với nhiều bệ phóng. Hệ thống radar phức tạp giúp Patriot có thể tấn công 8 mục tiêu cùng lúc.

Chuyển giao hệ thống phòng không hiện đại như vậy là điều mà giới chức Ukraine khẩn cầu không lâu sau khi xung đột nổ ra cuối tháng 2.

Tuy nhiên, giới chức Mỹ mãi đến gần đây mới đề cập đến khả năng này, do lo ngại Nga sẽ phản ứng mạnh, cũng như lo ngại nguy cơ công nghệ tên lửa này có thể rơi vào tay Mátxcơva.

Mỹ và các đối tác lâu nay chỉ cung cấp cho Ukraine tên lửa phòng không S-300 từ thời Liên xô, tên lửa vác vai Stinger và hệ thống phòng không lớn hơn như NASAM – sản phẩm hợp tác giữa Mỹ và Na Uy.

Tuy nhiên, Ukraine tiếp tục xin viện trợ Patriot, nhất là khi Nga tập trung tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa, gây ra tình trạng mất điện trên khắp Ukraine.

Phản ứng với thông tin Mỹ có thể cung cấp Patriot cho Ukraine, một quan chức quốc phòng cấp cao của Ukraine nói với ABC News rằng đây sẽ là “nhân tố thay đổi cuộc chơi”, gọi Patriot là “một trong những hệ thống tốt nhất thế giới”.

Vị quan chức này cũng nói rằng việc Ukraine tiếp cận được tên lửa Patriot sẽ “tăng rất mạnh năng lực của chúng tôi trong nhiệm vụ bảo vệ bầu trời trước các cuộc tấn công của Nga”.

Các quan chức Mỹ tin rằng sau khi lãnh đạo nước này đồng ý cung cấp Patriot cho Ukraine, nhiệm vụ huấn luyện cho lực lượng Ukraine có thể bắt đầu triển khai ở Đức chỉ sau vài tuần.

Tên lửa Patriot được biết đến rộng rãi trong Chiến tranh Vùng Vịnh 1991, khi vũ khí này đánh chặn thành công hầu hết các cuộc tấn công bằng tên lửa của Iraq vào lực lượng Mỹ ở Ả-rập Xê-út và các cuộc tấn công tương tự vào Israel.

Từ đó, Patriot đã nhiều lần được nâng cấp công nghệ, nên chưa biết Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine phiên bản nào.

“Đây có thể trở thành nhân tố thay đổi cuộc chơi hay không sẽ phụ thuộc vào số lượng hệ thống và tên lửa mà Mỹ cung cấp. Nhưng chắc chắn sẽ còn một chặng đường dài phải vượt qua để thu hẹp khoảng cách trong hệ thống phòng không Ukraine mà Nga có thể vượt qua để tấn công lưới điện và các thành phố”, Steve Ganyard, một chuyên gia về quân sự, nói với ABC News.

Nguồn: [Link nguồn]

Điện Kremlin nói về phản ứng nếu tên lửa Patriot của Mỹ xuất hiện ở Ukraine

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 14/12 đưa ra bình luận về thông tin Mỹ sắp đưa tên lửa phòng không Patriot tới Ukraine.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN