Sự thật trực thăng hình đĩa bay bí ẩn gây sốt ở Trung Quốc

Truyền thông Trung Quốc mô tả “mẫu máy bay trong phim viễn tưởng” khi nói về một vũ khí mới xuất hiện trong sự kiện triển lãm trực thăng quốc tế Thiên Tân.

Trực thăng hình đĩa bay trưng bày tại một triển lãm vũ khí.

Trực thăng hình đĩa bay trưng bày tại một triển lãm vũ khí.

Theo National Interest, mẫu trực thăng giống đĩa bay này ngay lập tức trở thành tâm điểm quan tâm và bàn luận của khách tham quan cũng như giới truyền thông.

Trực thăng có tên “Siêu Cá Mập trắng” này được mô tả là trực thăng tốc độ cao, cấu hình cánh thân hỗn hợp, trong đó phần cánh quạt được giấu vào bên trong.

Gọi là trực thăng nhưng mẫu máy bay này chỉ cất cánh giống trực thăng khi sử dụng cánh quạt. Ở hai cạnh của trực thăng được trang bị động cơ phản lực để bay với tốc độ cao.

Mẫu trực thăng này được mô tả có 2 phi công điều khiển, di chuyển linh hoạt, trọng lượng cất cánh lên tới 6 tấn, đạt tốc độ 650 km/giờ, trần bay 5.500 mét.

Mẫu trực thăng này gây sốt khi xuất hiện tại triển lãm.

Mẫu trực thăng này gây sốt khi xuất hiện tại triển lãm.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu viết: “Thân máy bay được phủ lớp vật liệu tàng hình”. Báo Trung Quốc nói mẫu trực thăng giống đĩa bay này đang được thử nghiệm và sẽ lần đầu bay thử vào năm 2020.

Nhưng không rõ thiết kế này có thực sự ưu việt hơn máy bay hay trực thăng thông thường hay không. Theo tác giả David Axe, từ năm 1956, quân đội Mỹ và NASA đã thử nghiệm máy bay tương tự như vậy.

Năm 1960, nhà nghiên cứu John Campbell của NASA giải thích thiết kế này giúp tạo lực đẩy lớn hơn với cùng một công suất động cơ. Thiết kế dạng đĩa bay cũng giúp bảo vệ phần cánh quạt hoạt động bên trong, tránh việc xảy ra tai nạn.

Tuy nhiên, thiết kế này cũng tạo ra nhiều rắc rối trong quá trình vận hành, kém ổn định hơn và thiếu tin cậy. Quân đội Mỹ sau đó không theo đuổi dự án và mọi chuyện rơi vào quên lãng.

Công ty Urban Aeronautics của Israel cũng tham vọng chế tạo trực thăng dạng đĩa bay phục vụ mục đích quân sự và dân sự. Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn chỉ dừng lại trên giấy.

Bản vẽ mô phỏng thiết kế.

Bản vẽ mô phỏng thiết kế.

Tác giả David Axe cho rằng mẫu trực thăng dạng đĩa bay của Trung Quốc cũng không phải ngoại lệ. “Trung Quốc đặt kỳ vọng lớn với một mẫu trực thăng bay nhanh như chiến đấu cơ và có khả năng tàng hình trong khi không giải thích cách để cụ thể hóa những kỳ vọng này”.

“Một câu hỏi được đặt ra là mẫu trực thăng này có thể hoạt động một cách không ổn định, không đủ điều kiện an toàn để vận hành”, tác giả David Axe viết. Chính tờ Thời báo Hoàn Cầu cũng thừa nhận quân đội Mỹ từng thử nghiệm thiết kế như vậy nhưng không thành công.

“Các chuên gia quân sự Trung  Quốc nói đây có thể chỉ là mẫu thử nghiệm và không được đưa vào sản xuất đại trà trong  tương lai gần. Các tính năng công nghệ có thể được tổng hợp để sử dụng trong các mẫu trực thăng khác”, theo tác giả David Axe.

Vũ khí “bất khả chiến bại” của Trung Quốc lần đầu lộ diện trong diễu binh Quốc khánh

Tên lửa đạn đạo DF-17, loại vũ khí được giới chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định là “bất khả chiến bại”...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - NI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN