Vũ khí “bất khả chiến bại” của Trung Quốc lần đầu lộ diện trong diễu binh Quốc khánh

Tên lửa đạn đạo DF-17, loại vũ khí được giới chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định là “bất khả chiến bại” vượt qua mọi hệ thống đánh chặn của đối phương đã lần đầu tiên lộ diện trong lễ diễu binh mừng ngày Quốc khánh 1/10.

Các tên lửa đạn đạo truyền thống DF-17 đã chính thức được Trung Quốc ra mắt công chúng tại cuộc diễu binh trên quảng trường Thiên An Môn nhân sự kiện Trung Quốc kỷ niệm ngày Quốc khánh 1/10.

Tên lửa đạn đạo DF-17 tham gia cuộc diễu binh ở quảng trường Thiên An Môn nhân kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc 1/10. (Ảnh: AP)

Tên lửa đạn đạo DF-17 tham gia cuộc diễu binh ở quảng trường Thiên An Môn nhân kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc 1/10. (Ảnh: AP)

DF-17 nằm trong số những tên lửa đạn đạo tầm trung được Trung Quốc phát triển trong thời gian gần đây.

Chia sẻ với Thời báo Hoàn Cầu, ông Yang Chengju, chuyên gia tên lửa Trung Quốc nhận định DF-17 đóng vai trò quan trọng trong hoạt động bảo vệ chủ quyền của nước này. Thậm chí, tầm bắn của DF-17 còn bao quát cả khu vực Biển Đông, eo biển Đài Loan và Đông Bắc Á.  

Trước đó, việc Hàn Quốc cho triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) còn Nhật Bản lắp đặt các hệ thống đánh chặn SM-3 được cho là mối đe dọa trực tiếp tới an ninh Trung Quốc.

Hồi tháng Sáu, Daily Mail cho hay tên lửa DF-17 còn được xem là phương tiện bay siêu thanh với khả năng mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân. Đáng nói, DF-17 có thể bay với tốc độ nhanh gấp 10 lần vận tốc âm thanh, cũng như có khả năng cơ động để tránh bị đánh chặn. Với tốc độ bay cực nhanh, giới chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng các hệ thống đánh chặn của đối phương dường như không có thời gian để phản ứng và ngăn chặn tên lửa DF-17.

Cụ thể, theo ông Yang, không giống như các tên lửa đạn đạo truyền thống, DF-17 có thể thay đổi quỹ đạo bay giữa chừng do đó, đối phương hiếm có cơ hội đánh chặn.

Cũng theo ông Yang, nếu các hệ thống phòng không như THAAD, SM-3 và Patriot có cơ hội phát hiện và chuẩn bị đối phó với DF-17, thì khả năng đánh chặn là có thể. Tuy nhiên, chuyện này sẽ rất hiếm xảy ra do hoạt động phóng DF-17 trong thực chiến sẽ được giữ bí mật.

Ngoài Trung Quốc, một số quốc gia khác cũng đang phát triển các vũ khí siêu thanh như tên lửa AGM-183A của Mỹ và tên lửa Avangard của Nga.

Phi đội máy bay TQ hùng hậu tham gia duyệt binh giữa bầu trời mờ mịt

Trung Quốc ngày 1.10 đã tổ chức lễ duyệt binh lớn nhất từ trước đến nay với những vũ khí chiến lược chưa từng được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Thu (lược dịch) ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN