'Soi' oanh tạc cơ có thể đánh chìm tàu sân bay Mỹ

Nga đang nâng cấp một số máy bay ném bom Tu-22M Backfire với các động cơ mới, vũ khí mới, giúp củng cố năng lực tấn công nhóm tàu sân bay của Mỹ.

'Soi' oanh tạc cơ có thể đánh chìm tàu sân bay Mỹ - 1

“Trong Chiến tranh lạnh, các máy bay ném bom mang tên lửa Backfire là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với các nhóm tàu sân bay tấn công của hải quân Mỹ”, Mark Schneider, nhà phân tích của Viện Quốc gia chính sách công, viết trên tạp chí Proceedings của Viện Hải quân Mỹ.

“Phiên bản nâng cấp mới nhất của dòng máy bay Backfire, Tu-22M3, có năng lực được nâng cao về mọi phương diện, trừ năng lực tàng hình”, ông Schneider ghi nhận.

30 trong số 67 chiếc Tu-22M3 của Không quân Nga sẽ được nâng cấp và tái phục vụ bắt đầu từ năm 2021, ông Schneider dẫn nguồn truyền thông Nga. Các máy bay nâng cấp sẽ có tầm hoạt động lớn hơn trước.

“Các oanh tạc cơ Tu-22 thường xuyên bay hơn 5000km tấn công các mục tiêu ở Syria”, ông Schneider viết. “Máy bay Tu-22M3M  chắc chắn có tầm bay xa hơn bởi vì theo hãng tin TASS, động cơ mới NK-32-02 cùng loại với động cơ của máy bay ném bom hạng nặng tầm xa Tu-160M2 đời mới mà theo lời thứ trưởng quốc phòng Nga Yury Borisov nói giúp tăng tầm bay của máy bay thêm 1000km”.

'Soi' oanh tạc cơ có thể đánh chìm tàu sân bay Mỹ - 2

Tu-22M3M cất cánh

Do vậy, các máy bay Tu-22M3 nâng cấp nay có thể tấn công các mục tiêu ở giữa Đại Tây Dương, với các vũ khí mới, may bay Tu-22 M3M với tầm bay lớn hơn có thể tạo ra mối đe dọa mới đối với các tàu chiến Mỹ và các mục tiêu khác.

“Hệ thống vũ khí được nâng cấp của Tu-22M3M là rất ấn tượng, nâng cao năng lực của chiếc oanh tác cơ này trong các cuộc tấn công mặt đất và tàu mặt nước”, ông Schneider viết. “Bên cạnh các tên lửa đối đất mới (Kh-101 và Kh-55, theo báo chí Nga), có thông tin nói máy bay còn được trang bị  ít nhất hai tên lửa lưỡng dụng (đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân) tầm xa tốc độ cực cao có năng lực tấn công mặt đất và chống hạm”.

 “Điều này là rất quan trọng”, ông Schneider chỉ rõ, “bởi vì Bộ Quốc phòng Mỹ đã nói Mỹ hiện không có năng lực chống lại các tên lửa siêu thanh”.

Tuy nhiên, vị chuyên gia Mỹ vẫn hoài nghi về một số năng lực mà chiếc Tu-M3M được cho là đang sở hữu.

Các nhà quan sát từ lâu, theo ông, đã đánh giá quá cao sự bền bỉ của các máy bay Backfire. Đáng kể nhất là trong những năm 1970, không quân Mỹ cho rằng Tu-22M là một oanh tạc cơ liên lục địa có năng lực tấn công nước Mỹ từ các căn cứ ở Nga với khoảng cách hơn 6400km, tức là có thể bay gần 13.000km một lần xuất kích.

Nhà báo Bill Sweetman cùng một số người khác đã chứng minh nhận định của Không quân Mỹ là chưa chính xác bằng cách đo kích cơ máy bay Backfire và tính ra nó có thể mang bao nhiêu nhiên liệu. “Mọi người nghĩ nó tương đương với chiếc B-1 của Không quân Mỹ và có tầm bay tương tự (gần 9700km không cần tiếp nhiên liệu), ông  Sweetman viết. “Nhưng máy bay Backfire chỉ mang được 50 tấn nhiên liệu, bằng 2/3 số mà mọi người nghĩ”.

Theo nhà báo David Axe của tạp chí National Interest, đợt nâng cấp mới nhất có thể nới rộng tầm hoạt động của Tu-22M3M, nhưng có lẽ không nhiều. Bởi có các nguồn tin nói các máy bay Tu-22M đã cất cánh từ căn cứ ở Iran thay vì bay thẳng từ Nga qua Syria. Khoảng cách từ Tehran đến Damascus chỉ là 1400km. Dù máy bay Tu-22M3M có năng lực tiếp dầu trên không, nhưng số lượng máy bay tiếp dầu của không quân Nga không nhiều, chỉ có 18 chiếc Il-78.

Nếu TQ giáng 600 tên lửa hủy diệt, tàu sân bay Mỹ chống đỡ thế nào?

Trung Quốc hiện sở hữu các loại tên lửa đạn đạo, tên lửa tầm xa uy lực có thể răn đe đội tàu sân bay Mỹ và Mỹ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Minh ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN