Số ca nhiễm Covid-19 tử vong bên ngoài cao hơn trong Trung Quốc cho thấy điều gì?

Tờ CNN hôm 17/3 đưa tin, số người tử vong sau khi nhiễm Covid-19 của các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới (trừ Trung Quốc đại lục) đã vượt qua số ca tử vong trên toàn Trung Quốc, nơi dịch bệnh bắt nguồn.

Đây là một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của dịch Covid-19, vốn kéo dài hàng tháng và tập trung tại Trung Quốc - nơi virus Corona chủng mới lần đầu tiên được phát hiện vào cuối tháng 12/2019, theo CNN.

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc hôm 17/3 cho biết tổng số người nhiễm Covid-19 tử vong ở Trung Quốc đại lục là 3.226 người.

Trong khi đó, Đại học Johns Hopkins, đơn vị theo dõi các trường hợp dựa trên báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và nhiều nguồn khác, ghi nhận tổng số ca tử vong trên thế giới sau khi nhiễm Covid-19 là 7.154, trong đó có 3.924 ca ở bên ngoài Trung Quốc. Như vậy, số ca tử vong bên ngoài Trung Quốc nhiều hơn số ca bên trong của nước này gần 700 trường hợp.

Thống kê chính thức của WHO về số người nhiễm Covid-19 tử vong cũng cho thấy số người chết bên ngoài lớn hơn bên trong Trung Quốc. Cụ thể, tổng số ca nhiễm theo ghi nhận chính thức của WHO là 6.610, trong đó, Trung Quốc có 3.218 ca và 3.392 ca còn lại nằm bên ngoài nước này. 

Trung Quốc không còn là tâm điểm của dịch Covid-19. Ảnh minh họa

Trung Quốc không còn là tâm điểm của dịch Covid-19. Ảnh minh họa

Italia, nơi có ổ dịch lớn nhất bên ngoài Trung Quốc đại lục, đã ghi nhận hơn 2.158 ca tử vong. Con số này của Iran là 853, Tây Ban Nha là 342, theo Đại học Johns Hopkins.

Các ca nhiễm trên khắp thế giới vẫn tiếp tục tăng nhanh và châu Âu đã trở thành tâm điểm mới của dịch Covid-19.

Bước ngoặt về số người nhiễm virus Corona tử vong bên ngoài Trung Quốc vượt con số bên trong Trung Quốc sẽ khiến nhiều người đặt câu hỏi: Liệu dịch vụ chăm sóc y tế quốc gia ở nhiều nước có sẵn sàng cho sự tăng đột biến về số ca nhiễm hay không? Số lượng vật tư y tế và thiết bị bảo hộ dự phòng cho nhân viên y tế tuyến đầu được chuẩn bị như thế nào?

Ngoài ra, sự tập trung có lẽ cũng được dồn vào việc chính phủ các nước đã nỗ lực đủ hay chưa trong công tác chống dịch Covid-19.

Tại châu Á, chính phủ các nước đang hành động rất nhanh chóng với sự kết hợp các biện pháp ngăn chặn tích cực và hạn chế giao tiếp xã hội. Kết quả cho thấy số ca nhiễm tại nhiều nước châu Á không có dấu hiệu tăng đột biến những tuần gần đây.

Tuy nhiên, lo lắng lại xuất hiện với các nước châu Âu và Bắc Mỹ khi chính phủ các nước chưa hành động đủ nhanh để ngăn chặn dịch bệnh, nhất là số ca tử vong mới.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao Anh điều chỉnh chiến lược, ra động thái cứng rắn chống Covid-19?

Theo Sky News, Anh đang điều chỉnh các biện pháp chống dịch lên mức cao hơn vào hôm 16/3 (giờ địa phương) một phần là nhờ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Thái - CNN ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN