Dịch Covid-19: Bài học từ việc thu phí xét nghiệm của Trung Quốc

Trong lúc dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng trên khắp thế giới, Trung Quốc có một bài học quan trọng với các quốc gia khác trong việc chống lại đại dịch.

Theo SCMP, dịch Covid-19 đang xuất hiện ở hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có Italia (hơn 24.000 ca), Iran (gần 14.000 ca) và Hàn Quốc (hơn 8.200 ca) đang nổi lên là các tâm điểm có số ca nhiễm lớn. Mỹ cũng bắt đầu có nhiều trường hợp lây nhiễm (hơn 3.400 ca) khi có một số yếu tố hạn chế khả năng làm xét nghiệm cho bệnh nhân. 

Nhưng ở Trung Quốc, nơi virus Corona chủng mới xuất hiện đầu tiên, dịch Covid-19 dường như đang suy yếu khi số ca nhiễm mới trong nhiều ngày gần đây đều chỉ ở mức 2 chữ số: 16 ca (ngày 15/3), 20 ca (ngày 14/3), 11 ca ngày (13/3)...

Đóng góp vào thành công đó của Trung Quốc có rất nhiều yếu tố, một trong số đó là việc phát hiện sớm để khoanh vùng. Trung Quốc đã đưa ra một bài học quan trọng với nhiều nước để chống dịch Covid-19 đó là hãy sẵn sàng giảm hoặc miễn phí cho người dân để họ tự giác đến làm xét nghiệm và điều trị khi có dấu hiệu hoặc bị nhiễm bệnh.

Tờ SCMP cho biết, một lần xét nghiệm Covid-19 của Trung Quốc có mức phí khoảng 370 nhân dân tệ (1,2 triệu đồng). Tại thành phố Thâm Quyến, chi phí điều trị trung bình cho người có triệu chứng nặng (bệnh nhân lớn tuổi) là 23.000 nhân dân tệ (76 triệu đồng) và người có triệu chứng nhẹ là khoảng 5.600 nhân dân tệ (18,5 triệu đồng), Tạp chí quản lý bệnh viện Trung Quốc đưa tin hôm 28/2.

Một số phương pháp điều trị của Trung Quốc như oxy hóa qua màng ngoài cơ thể... rất tốn kém nhưng đều được chính phủ chi trả. Thống kê cho thấy Trung Quốc đã dành hơn 110 tỷ nhân dân tệ để phục vụ điều trị cho bệnh nhân, trợ cấp cho nhân viên y tế và mua sắm trang thiết bị y tế.

Tuy nhiên, ở một số nước có mức chi phí cao khi đi xét nghiệm, số lượng người nhiễm ghi nhận gia tăng mạnh mẽ (dĩ nhiên, có nhiều yếu tố dẫn tới sự gia tăng này và chi phí khám xét cao nằm trong số đó). Nước Mỹ là một ví dụ. Tại quốc gia này, nơi có hơn 3.400 ca nhiễm và 65 trong số này đã tử vong (tính tới ngày 16/3, giờ Việt Nam), lo lắng của người dân về chi phí của xét nghiệm Covid-19 đang tăng lên.

Tại các phòng thí nghiệm được chỉ định, chính phủ Mỹ sẽ không tính phí xét nghiệm Covid-19. Tuy nhiên, nếu tới bệnh viện, bạn sẽ phải chi trả các khoản phí khổng lồ. Một trường hợp ghi nhận số chi phí phải trả để xét nghiệm Covid-19 tại bệnh viện là 3.200 USD (gần 75 triệu đồng).

Tập đoàn Kế hoạch bảo hiểm y tế Mỹ khuyên các công dân nên trao đổi với các nhà cung cấp bảo hiểm của họ để biết được số tiền bảo hiểm sẽ trả cho các chi phí khi đi khám Covid-19.

Tính tới ngày 16/3, có 1.707 người đã được làm xét nghiệm Covid-19 ở Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ. Việc kiểm tra virus cũng có thể được thực hiện ở các phòng thí nghiệm y tế công cộng nhưng số người lây nhiễm có thể sẽ lớn hơn.

Trong khi đó, Hàn Quốc, với 8.236 ca nhiễm tính tới hết này 15/3, tuyên bố hồi tháng 1 rằng chính phủ và các công ty bảo hiểm sẽ chi trả mọi chi phí liên quan tới việc khám chữa, cách ly và điều trị cho bệnh nhân. Hàn Quốc cũng mở rộng nhiều cơ sở xét nghiệm để có thể kiểm tra 15.000 người trong một ngày, theo SCMP.

Nhật Bản cũng chỉ định Covid-19 là một bệnh dịch lây nhiễm hồi tháng 2, do vậy chính phủ có trách nhiệm thanh toán các hóa đơn nội trú cho bệnh nhân nhiễm virus.

Anh cũng miễn phí xét nghiệm cho 18.000 người kể từ tháng trước, nhờ đó phát hiện được 373 ca nhiễm bệnh.

Giáo sư Dirk Pfeiffer, làm việc tại Đại học thành phố Hong Kong, nhận định rằng khả năng chi trả sẽ cản trở các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh.

"Rõ ràng, nếu phải mất nhiều tiền để làm xét nghiệm, những người với triệu chứng nhẹ sẽ ngại đến cơ sở y tế, thậm chí, một số người bị nặng cũng như vậy. Điều này sẽ làm dịch bệnh khó kiểm soát", ông Pfeiffer nói.

Tuy nhiên, xét nghiệm quy mô lớn là không thực tế ở nhiều quốc gia. Vì vậy, giữ khoảng cách khi giao tiếp xã hội  (một số người gọi là cách ly xã hội) vẫn là biện pháp giảm thiểu rủi ro quan trọng nhất.

"Tôi không nghĩ xét nghiệm quy mô lớn là điều khả thi ở nhiều nước. Và ngay cả khi có thể thực hiện, nó cũng không loại bỏ được virus khỏi người dân. Vì vậy, việc làm xét nghiệm chỉ nên tập trung vào các trường hợp tiếp xúc gần với người nhiễm", ông Pfeiffer chia sẻ.

Theo Pfeiffer, ở các nước dân chủ phương Tây, việc giữ khoảng cách khi giao tiếp xã hội là biện pháp ngăn dịch lây lan quan trọng nhất và chủ yếu dựa trên sự tự nguyện của người dân. Trong khi đó, tại Trung Quốc, việc làm xét nghiệm là quan trọng nhất và bắt buộc theo quy định kiểm soát dịch bệnh của nhà nước.

"Sự khác biệt này sẽ dẫn đến một hệ quả là dịch bệnh sẽ kéo dài hơn ở các nước phương Tây, nơi việc giữ khoảng cách khi giao tiếp xã hội là tự nguyện", ông Pfeiffer nhận định.

Ni Feng, giám đốc Viện nghiên cứu về nước Mỹ thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc, cho biết Bắc Kinh và Washington có những điều kiện khác nhau nên dễ hiểu khi 2 bên áp dụng chiến lược không giống nhau. Tuy nhiên, việc Trung Quốc thành công khi kiểm soát dịch bệnh có thể là cơ hội tốt để Mỹ và Trung Quốc hợp tác với nhau.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Thực hư Anh ”thả cửa” cho Covid-19 bùng phát để có miễn dịch cộng đồng

Hàng trăm nhà khoa học đã cảnh báo rằng phương pháp miễn dịch cộng đồng sẽ “đẩy thêm nhiều người vào chỗ chết“...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN