Siêu lục địa mới kéo châu Á nhập vào châu Mỹ

Các nhà nghiên cứu dự đoán, siêu lục địa mới mang tên Amasia sẽ hình thành trong khoảng 250 triệu năm tới.

Siêu lục địa mới kéo châu Á nhập vào châu Mỹ - 1

Hình ảnh phác họa Trái đất nhìn từ vũ trụ.

Theo Daily Mail, các nhà khoa học tại trường Đại học Yale và Cơ quan Khoa học và công nghệ hải dương - địa cầu Nhật Bản đã mô phỏng quá trình vận động của các lục địa trên Trái đất trong tương lai.

Kết quả là Bắc và Nam Mỹ xích lại gần nhau hơn, biển Caribe và biển Bắc Cực biến mất trong khi châu Á sẽ đâm vào châu Mỹ. Hoạt động này xảy ra bởi chuyển động của các mảng kiến tạo, kéo theo sự di chuyển của các lục địa trong hàng trăm triệu năm.

Nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Nature. Để mô phỏng sự thay đổi của các lục địa trong tương lai, các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu cổ, ghi chép từ trường Trái đất, tìm hiểu về sự biến thiên trong vòng quay của Trái đất với chính trục quay.

Kết hợp với một số thông tin khác, các nhà nghiên cứu dự đoán về sự hình thành của siêu lục địa Amasia (tên gọi kết hợp từ tên gọi châu Mỹ và châu Á). “Chúng tôi dự đoán châu Mỹ sẽ gặp lục địa Á-Âu ở Bắc Cực”, Tiến sĩ Ross Michell, người dẫn đầu nghiên cứu nói.

Siêu lục địa mới kéo châu Á nhập vào châu Mỹ - 2

Châu Mỹ xích lại gần châu Á ở Bắc Cực tạo thành siêu lục địa Amasia.

Nghiên cứu này cũng được chứng minh bởi các tài liệu của Tiến sĩ Masaki Yoshida, nhà địa chất đến từ Cơ quan Khoa học và công nghệ hải dương - địa cầu Nhật Bản (JAMSTEC).

Siêu lục địa mới nhất từng xuất hiện cách đây 300 triệu năm có tên Pangea, với châu Phi là trung tâm. Pangea dần tách ra thành 7 châu lục ngày nay với sự xuất hiện của Đại Tây Dương sau khoảng 100 triệu năm.

Các nhà nghiên cứu tin rằng Pangea là một trong 4 siêu lục địa trong lịch sử Trái đất. Siêu lục địa từng hình thành bao gồm Rodinia, cách đây 1 tỷ năm và Nuna, khoảng 1,8 tỷ năm trước.

Ý tưởng trôi dạt lục địa  được giới thiệu bởi nhà khoa học người Đức Alfred Wegener năm 1912. Ý tưởng này giải thích cho việc hình dạng các nước trên Trái đất giống như những mảnh ghép hình và có thể được ghép với nhau một cách hoàn hảo.

Sự di chuyển của các lục địa rất chậm, chỉ vài mm đến 2cm trong một năm, tương đương với tốc độ phát triển của móng tay người. Ma sát xảy ra trong quá trình này tạo ra động đất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Thiên nhiên kì thú Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN