Sát "hạn chót" Nga buộc mua khí đốt bằng đồng rúp, Đức kích hoạt kế hoạch khẩn cấp

Hôm 30.3, Đức tuyên bố kích hoạt kế hoạch khẩn cấp nhằm đối phó nguy cơ Nga cắt xuất khẩu năng lượng sau khi Berlin cùng một số nước châu Âu từ chối mua khi đốt Nga bằng đồng rúp.

Bản đồ nguồn khí đốt Nga xuất khẩu đến các nước (ảnh: RT)

Bản đồ nguồn khí đốt Nga xuất khẩu đến các nước (ảnh: RT)

Phát biểu trong cuộc họp báo hôm 30.3, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck thông báo, nước này đã kích hoạt biện pháp “cảnh báo sớm” – giai đoạn đầu trong kế hoạch đối phó với nguy cơ thiếu hụt khí đốt. Theo đó, Đức sẽ thành lập một cơ quan chuyên xử lý vấn đề khủng hoảng năng lượng và tìm cách để nước này không rơi vào tình trạng khan hiếm khí đốt.

Động thái của Đức được thực hiện trước ngày 31.3 – “hạn chót” Nga đặt ra nhằm buộc một số nước “không thân thiện” mua khí đốt bằng đồng rúp, thay vì bằng USD hay euro.

Theo ông Robert Habeck, nguồn cung khí đốt của Đức tạm thời chưa có gì đáng lo ngại, tuy nhiên, nước này cần “tăng cường phòng ngừa” để chuẩn bị cho kịch bản Nga cắt xuất khẩu khí đốt.

Liên minh châu Âu (EU) và G7 – nhóm 7 cường quốc công nghiệp trên thế giới – đã bác bỏ yêu cầu mua khí đốt bằng đồng rúp của Nga.

“Chúng tôi không chấp nhận việc Nga đơn phương vi phạm hợp đồng cung cấp khí đốt”, ông Habeck nói.

Theo ông Habeck, Nga và Đức có hợp đồng cung cấp khí đốt. Theo đó, Đức không có nghĩa vụ phải mua khí đốt Nga bằng đồng rúp. Tuy nhiên, Moscow cho rằng, các lệnh trừng phạt liên tiếp của phương tây (trong đó có Đức) khiến Nga khó tiếp cận nguồn ngoại tệ và phải sử dụng đồng rúp trong mua bán khí đốt với nước ngoài.

Hôm 29.3, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng nhấn mạnh, Nga không có ý định bán khí đốt miễn phí cho EU.

RT dẫn thông báo từ một số công đoàn của Đức cho rằng, nếu Nga ngừng cấp khí đốt, nhiều người lao động ở Đức sẽ mất việc và chuỗi sản xuất công nghiệp ở châu Âu có thể sụp đổ. Khí đốt của Nga chiếm khoảng 40% tổng lượng tiêu thụ của châu Âu. 

“Giá năng lượng tăng vọt, cấm vận khí đốt là những nguyên nhân có thể khiến ngành công nghiệp năng lượng – mẹ của mạng lưới công nghiệp – sụp đổ”, Michael Vassiliadis – chủ tịch công đoàn công nhân hóa chất IGBCE (Đức) – nói với RT.

Hôm 7.3, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng, châu Âu cần tiếp tục nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga. Theo ông Olaf Scholz, nguồn cung năng lượng Nga bị ngắt có thể gây suy thoái kinh tế toàn châu Âu. Hơn 55% lượng khí đốt Đức tiêu thụ đến từ Nga.

Nguồn: [Link nguồn]

Tình hình ở Kiev và Chernihiv sau khi Nga tuyên bố rút quân

Chính quyền Chernihiv – thành phố ở miền bắc Ukraine – thông báo họ vừa hứng một “đợt tấn công ác liệt” sau khi Nga tuyên bố rút bớt lực lượng sau cuộc đàm phán hôm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN