Sai lầm khiến tàu chiến Mỹ phóng tên lửa bắn rơi máy bay Iran chở 290 người năm 1988

Tàu chiến Mỹ USS Vincennes từng phóng hai tên lửa đối không SM-2MR khiến máy bay Air Airbus A300 của Iran chở theo gần 300 người nổ tung trên bầu trời ở vùng biển Vịnh Ba Tư.

Tàu chiến Mỹ từng bị trúng tên lửa ở Vịnh Ba Tư.

Tàu chiến Mỹ từng bị trúng tên lửa ở Vịnh Ba Tư.

Ngày 3.7.1988, một tàu hải quân Mỹ phóng tên lửa bắn rơi máy bay dân sự khiến 290 người chết. Đây là thảm kịch hàng không tồi tệ nhất trong lịch sử cho đến khi máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia bị bắn rơi ở Ukraine sau đó 26 năm.

Toàn bộ 290 người có mặt trên máy bay Air Airbus A300 của Iran đã thiệt mạng khi máy bay bị trúng tên lửa phóng từ tàu tuần dương USS Vincennes của hải quân Mỹ.

Phía hải quân Mỹ giải thích nguyên nhân sự cố là do “căng thẳng trong chiến đấu”. USS Vincennes là một trong số nhiều tàu chiến Mỹ được triển khai đến Vịnh Ba Tư để bảo vệ các tàu chở dầu trong cuộc xung đột Iraq-Iran. Ở thời điểm đó, Mỹ có mối quan hệ căng thẳng với cả Iraq và Iran.

Nhiều tàu chiến Mỹ ở Vịnh Ba Tư từng bị tấn công trong quá khứ. Tàu USS Stark bị trúng hai tên lửa phóng từ chiến đấu cơ Dassault Mirage F1 của Iraq, khiến 37 thủy thủ thiệt mạng và 21 người khác bị thương nặng.

Iran thường sử dụng thuyền cao tốc để quấy nhiễu các tàu chiến Mỹ ở Vịnh Ba Tư.

Iran thường sử dụng thuyền cao tốc để quấy nhiễu các tàu chiến Mỹ ở Vịnh Ba Tư.

Sáng sớm ngày 3.7.1988, tàu USS Vincennes chạm trán một số thuyền cao tốc Iran, là nguồn cơn gây ra thảm kịch tồi tệ.

Thuyền trưởng tàu USS Vincennes, Will Rogers III là người nổi tiếng với những hành động cứng rắn. Ông phớt lờ cảnh báo của các tàu Iran, thậm chí truy đuổi các tàu Iran trong vùng lãnh hải của nước này, theo Daily Star.

Thuyền trưởng David Carlson, chỉ huy tàu USS Sides cũng có mặt ở Vịnh Ba Tư khi đó, nghĩ rằng tàu USS Vincennes “đang khao khát chứng minh năng lực”.

Trong khi đó, chuyến bay mang số hiệu Air flight 655 cất cánh từ Bandar Abbas, khởi hành tới Dubai. Sân bay Bandar Abbas ở Iran là sân bay lưỡng dụng, sử dụng cho cả mục đích quân sự và dân sự.

Chiếc máy bay phát tín hiệu liên lạc là máy bay dân sự. Khi phát hiện chiếc Air Airbus A300 xuất hiện trong khu vực, thủy thủ đoàn trên tàu USS Vincennes cố gắng liên lạc.

Thuyền trưởng tàu chiến Mỹ nhận diện nhầm máy bay dân sự A300 của Iran.

Thuyền trưởng tàu chiến Mỹ nhận diện nhầm máy bay dân sự A300 của Iran.

Nhưng cơ trưởng Mohsen Rezaian đã không phản hồi, nghĩ rằng tàu USS Vincennes liên lạc nhầm với một máy bay khác.

Trên khoang chỉ huy, thuyền trưởng Rogers III nghĩ rằng vật thể xuất hiện trên màn hìn radar là một chiến đấu cơ F-14 Tomcat của không quân Iran.

Những chiếc F-14 từng được Mỹ cung cấp cho Iran vào những năm 1970, trước khi quan hệ hai nước trở nên tồi tệ vì cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979.

Ở thời điểm đó, Iran đã cải tiến, biến những chiếc F-14 thành tiêm kích mang theo bom. Trong điều kiện trời nhiều mây, thủy thủ đoàn trên tàu USS Vincennes không thể nhìn thấy máy bay bằng mắt thường.

Tàu chiến Mỹ phóng hai tên lửa đối không, trong đó một tên lửa đánh trúng máy bay A300 chở 290 người.

Tàu chiến Mỹ phóng hai tên lửa đối không, trong đó một tên lửa đánh trúng máy bay A300 chở 290 người.

Kíp điều khiển radar hiểu lầm rằng chiếc Air Airbus 300 khi đó hạ độ cao để chuẩn bị cắt bom. Thuyền trưởng Rogers III ra lệnh phóng tên lửa khi máy bay Iran cách tàu khoảng 32km.

Thuyền trưởng Carlson trên tàu Sides cách đó không xa, nói trong phiên điều trần: “Lúc đó tôi nghĩ rằng, anh ta (Rogers III) đang làm cái quái gì vậy? Có thể anh ta nắm được các thông tin tình báo mà tôi không biết”.

Rogers III là người ra lệnh phóng hai tên lửa đối không SM-2MR. Một trong hai tên lửa này bắn trúng, khiến máy bay nổ tung trên bầu trời.

“Rogers nghĩ rằng có mối nguy hiểm, vì được báo cáo rằng vật thể lạ có vẻ như đang hạ độ cao để cắt bom. Tôi đang nghĩ xem chuyện này có gì chưa hợp lý hay không thì Rogers đã bắn rơi máy bay”, thuyền trưởng Carlson nói.

Thuyền trưởng Rogers nổi tiếng với cách chỉ huy có phần xốc nổi.

Thuyền trưởng Rogers nổi tiếng với cách chỉ huy có phần xốc nổi.

Không có bất kì ai sống sót trên chiếc Air Airbus A300. Hai hộp đen trên máy bay cũng không bao giờ được tìm thấy.

Đô đốc Mỹ William Fogarty sau đó xác nhận “máy bay dân sự Iran đang thực hiện chuyến bay bình thường trong đường bay đã được định trước sau khi cất cánh từ sân bay Bandar Abbas”.

Nhưng ông Fogarty nói “Iran cũng phải chia sẻ một phần tránh nhiệm vì để máy bay dân sự bay ở độ cao thấp trong khu vực đang có xung đột như vậy”.

Ngoài ra, tàu chiến Mỹ khi đó không có thiết bị giám sát liên lạc giữa đài kiểm soát không lưu và máy bay dân sự, do đó không nắm được thông tin về máy bay Air Airbus A300.

Sau sự cố trên, tàu USS Vincennes vẫn thực hiện nhiệm vụ bình thường và thuyền trưởng tàu không bị truy cứu trách nhiệm. Thuyền trưởng Rogers III nghỉ hưu năm 1991, đến bây giờ vẫn khẳng định rằng “mình không đưa tàu vào lãnh hải Iran”.

Iran nộp đơn kiện Mỹ lên tòa án quốc tế về vụ bắn rơi máy bay dân sự. Vụ kiện được chuyển về một tòa án ở Mỹ thụ lý.

Tháng 2.1996, Mỹ đồng ý bồi thường 61,8 triệu USD cho các công dân Iran thiệt mạng trong vụ bắn rơi máy bay Air Airbus A300, trong đó mỗi nạn nhân được bồi thường từ 150.000 USD cho tới 300.000 USD.

Nguồn: [Link nguồn]

Thảm kịch tên lửa Ukraine bắn rơi máy bay Nga khiến 78 người chết

Một sai sót trong cuộc diễn tập quân sự ở Ukraine dẫn đến cái chết của 78 người vào ngày 4.10.2001, khi chiếc máy bay Tupolev TU-154 của hãng hàng không Nga, bị bắn rơi cách đây...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Daily Star ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN