Quốc gia láng giềng công khai đối đầu Taliban

Quốc gia láng giềng Tajikistan đã thể hiện quan điểm phản đối Taliban nắm quyền ở Afghanistan, gần đây đón các thủ lĩnh phe kháng chiến như Ahmad Massoud hay cựu Phó Thủ tướng Afghanistan Amrullah Saleh.

Lực lượng kháng chiến chống Taliban gần đây bị đánh bại ở tỉnh Panjshir.

Lực lượng kháng chiến chống Taliban gần đây bị đánh bại ở tỉnh Panjshir.

Tờ Financial Times (FT) gần đây cho biết, các thủ lĩnh phe kháng chiến Afghanistan như Ahmad Massoud, Amrullah Saleh và Abdul Latif Pedram, hiện đang ở thủ đô Dushanbe, Tajikistan.

Tajikistan là quốc gia láng giềng với Afghanistan, có quan điểm phản đối Taliban nắm quyền.

“Tôi không nghi ngờ về thông tin này, hoàn toàn chính xác”, Christine Fair, giáo sư Đại học Georgetown ở Washington D.C (Mỹ), nói. Các chuyên gia khác cũng cho rằng, nguồn tin của tờ FT khá tin cậy.

Khác với các quốc gia trong khu vực sẵn sàng thiết lập quan hệ với Taliban như Nga, Trung Quốc và Uzbekistan, Tajikistan là quốc gia công khai đối đầu Taliban.

Tháng trước, Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon có hành động mang tính biểu tượng khi trao danh hiệu cao quý cho cố thủ lĩnh liên minh phương Bắc chống Taliban, Ahmad Shah Massoud, cha của thủ lĩnh Ahmad Massoud.

Thủ lĩnh phe kháng chiến, Ahmad Massoud được cho là đang ẩn náu tại Tajikistan.

Thủ lĩnh phe kháng chiến, Ahmad Massoud được cho là đang ẩn náu tại Tajikistan.

Lễ trao danh hiệu diễn ra trong dịp kỷ niệm 20 năm Ahmad Shah Massoud bị Taliban ám sát, vào ngày 9.9.2001.

Sau khi thủ đô Kabul rơi vào tay Taliban , Tổng thống Rahmon cảnh báo Afghanistan sẽ trở thành nơi khủng bố trỗi dậy. “Nếu chúng ta bỏ mặc tình hình ở đó, kịch bản như năm 2001 sẽ lặp lại”, ông Rahmon nói.

Nắm quyền ở Tajikistan từ năm 1992, Rahmon là nhà lãnh đạo hiếm hoi trong khu vực chứng kiến thời Taliban nắm quyền ở Afghanistan (1996 – 2001).

Trong giai đoạn này, Tajikistan hỗ trợ liên minh phương Bắc chống Taliban, đưa hàng trăm người Afghanistan gốc Tajikistan quay về quê hương.

Những chuyện trong quá khứ được coi là nguyên nhân Tajikistan một lần nữa trở thành quốc gia đối đầu Taliban. “Tajikistan có mối quan hệ với phe kháng chiến, mạng lưới chống Taliban đã hình thành mạnh mẽ”, Weeda Mehran, giáo sư chính trị chuyên về tình hình Afghanistan, công tác tại Đại học Exeter ở Anh, nói.

Tajikistan cũng rất quan ngại nguy cơ Taliban hỗ trợ các nhóm khủng bố chống lại quốc gia này. Người Tajikistan là cộng đồng thiểu số lớn thứ hai ở Afghanistan, đa phần phản đối Taliban quay trở lại nắm quyền.

“Chính phủ Tajikistan rất quan tâm đến tiếng nói của người dân. Làn sóng phản đối Taliban và mong muốn hỗ trợ đồng bào sống ở Afghanistan là điều không thể xem thường”, Paul Stronski, chuyên gia về Trung Á tại Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế, nói.

Tuy nhiên, các chuyên gia dự đoán, Tajikstan chỉ có thể hỗ trợ một cách hạn chế cho phe kháng chiến, vì Nga – quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất trong khu vực, nay đã sẵn sàng đàm phán với Taliban.

“Tajikstan cung cấp nơi ẩn náu cho các thủ lĩnh phe kháng chiến là một chuyện, cho phép sử dụng lãnh thổ để phe kháng chiến hoạt động chống Taliban lại là chuyện khác”, Michael Kugelman, phó giám đốc Chương trình Châu Á tại Trung tâm Wilson, nhận định. 

Nguồn: [Link nguồn]

[ẢNH] 'Cú đấm thép' 201 của Nga khiến Taliban dè chừng chưa dám tấn công Tajikistan

Căn cứ quân sự 201 của Nga đóng tại Tajikistan, nơi đang bố trí khoảng 7.000 binh sĩ cùng hàng loạt khí tài tối tân, đây...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - France 24 ([Tên nguồn])
Phong trào Hồi giáo Taliban Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN