Phản ứng náo loạn thái quá của dân Italia khi biết sắp có lệnh phong tỏa

Ngày 8.3, Italia đã ra lệnh phong tỏa gần 16 triệu dân tại các khu vực chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, trước đó, từ thành phố Milan đến Venice (Italia), người dân đã sớm rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi thông tin lệnh phong tỏa bị rò rỉ ra ngoài.

Người dân và khách du lịch tại các thành phố sắp có lệnh phong tỏa đã cố gắng xác định thời điểm chính xác lệnh này có hiệu lực và cách thức hiện việc phong tỏa để tìm cách đối phó.

Khách du lịch tại các thành phố ở miền Bắc Italia như Milan, Venice, Parma, Moderna đã đổ xô đến các nhà ga để tìm cách rời khỏi khu vực có khả năng bị phong tỏa, gây ra tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng.

Thủ tướng Italia Giuseppe Conte ngày 8.3 đã ký thông qua sắc lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại đối với vùng Lombardy và ít nhất 14 tỉnh, chiếm khoảng 1/4 dân số (khoảng 16 triệu dân). Lệnh phong tỏa sẽ có hiệu lực cho đến ngày 3.4.

Ngoài Lombardy, 14 tỉnh thuộc các khu vực khác của Italia cũng bị phong tỏa gồm Modena, Parma, Piacenza, Reggio Emilia, Rimini, Pesaro và Urbino, Alessandria, Asti, Novara, Verbano Cusio Ossola, Vercelli, Padua, Treviso và Venice.

Đường phố vắng vẻ tại thủ đô Rome của Italia (ảnh: AP)

Đường phố vắng vẻ tại thủ đô Rome của Italia (ảnh: AP)

Đêm ngày 7.3 theo giờ địa phương, người dân Italia chỉ nắm được một đoạn thông tin ngắn bị rò rỉ rằng, sẽ có một lệnh cấm di chuyển khỏi những vùng có dịch Covid-19 và tình trạng hỗn loạn xảy ra vài giờ sau đó.

Các sinh viên tại Đại học Padua ở miền bắc Italia – những người biết được tin về lệnh phong tỏa qua điện thoại, đã nhanh chóng trở lại ký túc. Họ vội vã thu dọn đồ đạc và chạy đến ga tàu. Các quán bar và nhà hàng tại Padua ngay lập tức đóng cửa vì lo hỗn loạn.

Tin tức sau đó được chia sẻ với tốc độ chóng mặt và hàng trăm người đeo khẩu trang, găng tay đã xuất hiện và chen chúc nhau trên các toa tàu để đi tới miền Nam nước Italia lúc 11:30 phút đêm, theo giờ địa phương.

Một số người không mua được vé tàu đành phải xếp vali trên các lối đi và ngủ lại ga tàu.

“Tôi đã đọc được tin cách đây 2 tiếng trước rằng họ (chính phủ) sắp ra một quy định khẩn cấp để đưa tỉnh Padua vào vùng phong tỏa. Vì vậy tôi phải nhanh chóng đi về quê nhà tại Puglia ở miền Nam nước Italia”, Roberto Pagliara – một sinh viên cho biết.

 Người dân chờ đợi tại ga tàu để được rời khỏi vùng có khả năng bị phong tỏa (ảnh: AP)

 Người dân chờ đợi tại ga tàu để được rời khỏi vùng có khả năng bị phong tỏa (ảnh: AP)

Thống đốc tỉnh Puglia đã kêu gọi những người từ miền Bắc tránh xa và đừng mang theo virus xuống các tỉnh phía Nam.

“Đừng tụ tập ở các ga xe lửa và cũng đừng đi máy bay đến Bari và Brindisi (2 thành phố thuộc tỉnh Puglia)”, ông Gele Emiliano – Thống đốc Puglia, kêu gọi.

Nhiều chính trị gia tại Italia đã thực sự bị bất ngờ bởi lệnh phong tỏa.

Ông Maurio Rasero - Thị trưởng thành phố Asti, vùng Piemonte (Bắc Italia) đã đăng một đoạn video bày tỏ sự giận dữ khi chính phủ đã không báo trước về lệnh phong tỏa để chính quyền địa phương có sự chuẩn bị.

“Chẳng ai nói với tôi điều gì. Hàng trăm tin nhắn gửi về điện thoại của tôi rằng người dân đang náo loạn”, Maurio Rasero lớn tiếng.

Khách du lịch đi qua đấu trường La Mã cổ tại Italia (ảnh: AP)

Khách du lịch đi qua đấu trường La Mã cổ tại Italia (ảnh: AP)

Nhà virus học người Italia - ông Roberto Burioni, bình luận:

“Bản dự thảo của lệnh phong tỏa đã bị rò rỉ, gây ra sự hỗn loạn diện rộng và khiến mọi người cố gắng chạy thoát khỏi vùng có nguy cơ bị phong tỏa. Họ có thể mang theo virus. Tác dụng cuối cùng của lệnh phong tỏa được thực hiện kiểu vậy là khiến Covid-19 lây lan. Tôi thực không biết nói gì hơn”.

Theo Bộ Y tế Italia, Covid-19 đã lây lan khắp 22 vùng của nước này và những trường hợp tử vong do virus đầu tiên đã được ghi nhận ở miền Nam Italia.

“Tôi đang nói với các bạn như thể các bạn là những đứa con của tôi, anh em của tôi, cháu của tôi. Hãy xuống ở ga tàu đầu tiên, đừng bay đến Puglia. Đừng mang dịch bệnh đến đây. Các bạn có thể đang mang virus đến anh chị em, ông bà, chú bác, anh em họ hàng và cha mẹ của các bạn (ở Nam Italia)”, ông Gele Emiliano phát biểu.

Khi có dấu hiệu nghi nhiễm mà có yếu tố dịch tễ, cần:

- Cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc với nhiều người

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi

- Tuân thủ rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác

- Theo dõi các dấu hiệu dưới đây: Sốt (đo nhiệt độ 2 lần một ngày), ho, khó thở. Các triệu chứng ban đầu khác cần theo dõi là ớn lạnh, đau nhức cơ thể, đau họng, nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn/nôn và sổ mũi.

- Nếu bị sốt hoặc có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức để được khám, chẩn đoán chính xác, cách ly và điều trị kịp thời.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Khi tiếp xúc với người nghi nhiễm Covid-19, cần lập tức tự cách ly bản thân trong vòng 14 ngày để theo dõi các triệu chứng bất thường của cơ thể và đến ngay cơ sở y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin. Bộ Y tế đã công bố 2 số điện thoại đường dây nóng cung cấp thông tin về bệnh Covid-19: 19003228 và 19009095.

(Nguồn: Bộ Y tế)

Nguồn: [Link nguồn]

Covid-19 tại Hàn Quốc: Điều tồi tệ nhất có thể đã qua?

Người dân thành phố Daegu đã thực sự rơi vào khủng hoảng kể từ giữa tháng 2, khi cứ mỗi ngày lại có thêm hàng trăm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – AP, SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN