Quyền lực ghê người của ông trùm Hội Tam Hoàng vừa bị Mỹ trừng phạt

Hôm 9.12, Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố trừng phạt Wan Kuok-koi (Doãn Quốc Câu) – một ông trùm Hội Tam Hoàng. Mỹ cáo buộc Doãn làm giàu phi pháp dựa vào Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc. Trước khi trừng phạt Doãn, Bộ Tài chính Mỹ chắc hẳn đã biết về tiểu sử giang hồ “khét tiếng” của ông trùm này.

Wan Kuok-koi (Doãn Quốc Câu) – ông trùm Hội Tam Hoàng – vừa bị Mỹ trừng phạt (ảnh: CNN)

Wan Kuok-koi (Doãn Quốc Câu) – ông trùm Hội Tam Hoàng – vừa bị Mỹ trừng phạt (ảnh: CNN)

Doãn Quốc Câu được biết tới với tư cách là một trong những ông trùm của băng 14K trong Hội Tam Hoàng. Đây được cho là tổ chức tội phạm lớn và nguy hiểm nhất ở Trung Quốc và cả thế giới.

Hội Tam Hoàng chuyên buôn bán ma túy, tổ chức đánh bạc trái phép, lừa đảo, buôn người và nhiều hoạt động phi pháp khác.

Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc Doãn – biệt hiệu “Răng sứt” – cùng băng 14K lợi dụng tổ chức Hiệp hội Văn hóa và Lịch sử Hồng Môn Thế giới như một công cụ để “tẩy trắng” bản thân. Thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường, Doãn cũng thành lập một công ty chuyên đầu tư vốn.

Tập đoàn Dongmei tại Hong Kong do Doãn làm chủ cũng bị Mỹ trừng phạt. Tập đoàn này đang xây dựng một thị trấn sòng bạc ở Myanmar, tên Saixigang.

Theo lệnh trừng phạt của Mỹ, bất kỳ tài sản nào ở Mỹ do Doãn làm chủ đều sẽ bị phong tỏa. Công dân Mỹ bị cấm làm ăn với ông trùm khét tiếng này.

 Xe Lamborghini tím trứ danh của Doãn Quốc Câu (ảnh: CNN)

 Xe Lamborghini tím trứ danh của Doãn Quốc Câu (ảnh: CNN)

Sinh năm 1955 ở Ma Cao, Doãn đã từng bước leo lên trở thành một trong những ông trùm quyền lực nhất của Hội Tam Hoàng.

Thời điểm trước khi Doãn bị bắt giữ vào tháng 11.1999, Ma Cao liên tục xảy ra các vụ thanh trừng đẫm máu tranh giành địa bàn, đánh bom, xả súng và giết người. Những vụ việc này được cho là do Doãn đứng sau thao túng.

Năm 2012, Doãn được trả tự do và tìm cách “tẩy trắng” bản thân với tư cách là một doanh nhân thành đạt. Doãn có một số dự án đầu tư kinh doanh ở Campuchia và Palau.

Ở Hong Kong và Ma Cao, Doãn vẫn là một trong những ông trùm quyền lực nhất của Hội Tam Hoàng.

Cuối thập niên 1990 là thời kỳ “huy hoàng” nhất của Doãn. Ông trùm thậm chí còn tự đầu tư một dự án phim về cuộc đời mình.

Henry Fong – nhà sản xuất diện ảnh từ Hong Kong – đã đề nghị được gặp Doãn để làm phim, mặc dù sợ đến nỗi không thốt nên lời.

Theo lời kể của ông Fong, Doãn là người rất thích tên tuổi của mình được nhiều người biết tới.

Trong buổi gặp đầu tiên với Fong, Doãn lái chiếc Lamborghini Diablo SE màu tím nổi tiếng của mình, mặc vest lịch sự và đeo vòng tay bằng kim cương.

Doãn Quốc Câu khi bị bắt (ảnh: CNN)

Doãn Quốc Câu khi bị bắt (ảnh: CNN)

Vừa nghe đến việc sẽ có một bộ phim riêng cho mình, Doãn lập tức đồng ý và thậm chí hỗ trợ tiền cho đoàn làm phim. Bộ phim có nhan đề “Casino” do tài tử Nhậm Đạt Hoa thủ vai chính.

“Ông Doãn mời chúng tôi đến ăn tối ở Ma Cao. Tôi sợ quá nên phải dẫn theo một biên kịch. Tôi sợ đến nỗi không dám ăn, không dám nói. Suốt bữa ăn, mọi người đều cúi mặt xuống đất. Mỗi khi ông Doãn pha trò, chúng tôi chỉ dám cười nhỏ nhẹ để hùa theo”, ông Fong nhớ lại.

Tiền làm phim tốn 1,7 triệu USD, chủ yếu do Doãn đầu tư. Chiếc xe Lamborghini xuất hiện trong phim cùng là do ông trùm Hội Tam Hoàng cho mượn.

Trong quá trình sản xuất, đoàn làm phim xin phép chính quyền Ma Cao tạm dừng lưu thông xe trên cầu Taipa khoảng vài giờ để thực hiện cảnh quay nhưng bị từ chối. Lo bộ phim về cuộc đời mình không được trọn vẹn, Doãn lệnh cho thuộc hạ “dàn quân”, chặn toàn bộ xe cộ hai đầu cầu để quay phim.

Không có cảnh sát hay chính quyền nào can thiệp chuyện Doãn chặn cầu Taipa. Quyền lực là thế, nhưng vào năm 1999, Doãn bị bắt bởi một công tố viên gan dạ người Bồ Đào Nha.

Nguồn: [Link nguồn]

Mỹ trừng phạt ông trùm Hội Tam Hoàng

Bộ Tài chính Mỹ trừng phạt ông trùm Hội Tam Hoàng với cáo buộc người này mở rộng hành vi phạm tội ở Đông Nam Á.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – CNN, New York Times ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN