Ông Putin tiết lộ lý do Nga không ngại mức trần giá dầu 60 USD/thùng

Tổng thống Nga Putin cảnh báo, Moscow sẵn sàng cắt giảm sản lượng dầu và sẽ không bán dầu cho bất kỳ nước nào áp trần giá bán dầu Nga, bất kể mức giá có là bao nhiêu.

Tổng thống Nga Putin trong một chuyến thị sát quân đội (ảnh: RT)

Tổng thống Nga Putin trong một chuyến thị sát quân đội (ảnh: RT)

“Về phản ứng của Nga, chúng tôi đơn giản là sẽ không bán dầu cho nước nào ủng hộ áp giá trần”, ông Putin phát biểu trong cuộc họp báo hôm 9/12 tại một hội nghị ở Kyrgyzstan.

Đây là lần đầu tiên ông Putin lên tiếng về vấn đề giá dầu Nga, kể từ khi EU và G7 nhất trí áp đặt mức giá bán dầu Nga là 60 USD/thùng. Mức giá này có hiệu lực từ ngày 5/12.

“Chúng tôi đang cân nhắc việc cắt giảm sản lượng dầu”, ông Putin cảnh báo.

Tuy nhiên, Tổng thống Nga cho hay, một động thái quyết liệt như cắt giảm sản lượng dầu vẫn chỉ là khả năng. Trước đó, hôm 4/12, OPEC + (nhóm có Nga là đối tác) đã cam kết sẽ giữ nguyên chỉ tiêu về sản lượng dầu mỏ.

Phát biểu trước báo giới, ông Putin khẳng định, mức giá trần phương Tây áp đặt sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến ngân sách của Nga.

“Mức giá 60 USD/thùng dầu mà phương Tây áp đặt tương đương với giá dầu chúng tôi bán. Chúng tôi đang bán dầu với mức giá đó. Vì vậy, không có gì phải lo ngại về ngân sách”, ông Putin.

Tuy nhiên, 60 USD/thùng dầu Nga không phải mức giá cố định. Nếu giá thị trường của dầu Nga giảm xuống dưới 60 USD/thùng, Eu và G7 sẽ tiếp tục hạ giá trần xuống tới khi thấp hơn 5% so với giá thị trường, theo Reuters.

“Vào một giai đoạn nào đó, các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga sẽ gây ra đợt tăng giá thảm khốc trên thị trường nhiên liệu và có thể dẫn đến sự sụp đổ đối với ngành năng lượng toàn cầu. Đó là một kế hoạch ngớ ngẩn, vô cùng thiếu suy nghĩ”, ông Putin chỉ trích lệnh áp trần giá dầu Nga của phương Tây.

Về chiến sự ở Ukraine, ông Putin cho hay, Moscow và Kiev có thể đạt được các thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột trong tương lai, nhưng Nga cảm thấy “bị phản bội” khi thỏa thuận Minsk bị phá vỡ.

“Niềm tin của chúng tôi gần như bằng không. Nhưng cuối cùng, một thỏa thuận là điều sẽ xảy ra. Chúng tôi sẵn sàng cho thỏa thuận và cởi mở về vấn đề này”, ông Putin nói.

Ông Putin không loại trừ khả năng Nga cắt giảm sản lượng dầu (ảnh: Reuters)

Ông Putin không loại trừ khả năng Nga cắt giảm sản lượng dầu (ảnh: Reuters)

Nhà lãnh đạo Nga cho hay, Đức, Pháp đã làm trung gian cho thỏa thuận Minsk (ký kết vào năm 2014 ở thủ đô Belarus) để đạt được lệnh ngừng bắn ở Donbass. Tuy nhiên, 2 nước này không làm theo thỏa thuận và đang bơm vũ khí cho Ukraine.

Trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Zeit hôm 7/12, cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel cho hay, thỏa thuận Minsk có tác dụng giúp Ukraine có thời gian năng lực quân sự. Ông Putin cho biết, ông “thất vọng” với những bình luận của bà Merkel bởi Nga từng coi Đức là đối tác đáng tin cậy.

Hôm 9/12, ông Putin tiết lộ, Nga có thể cân nhắc việc sửa đổi học thuyết hạt nhân, đưa vào khả năng tấn công phủ đầu để giải giáp kẻ thù, tương tự những gì Mỹ đang làm. 

“Mỹ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công trước như một cách phòng ngừa. Điều đó được đề cập trong học thuyết của họ. Chúng tôi không làm vậy. Chúng tôi chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân để trả đũa”, ông Putin nói.

"Nhưng ngay cả khi Nga lập tức trả đũa khi thấy tên lửa mang đầu đạn hạt nhân bay đến, đầu đạn vẫn sẽ rơi xuống lãnh thổ Nga", ông Putin nói. 

Theo ông Putin, nếu đối thủ có thể tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân còn Nga thì không, thì Nga nên cân nhắc lại về các mối đe dọa. Tuy nhiên, ông Putin lưu ý rằng, Nga chỉ đang suy nghĩ về vấn đề sửa đổi học thuyết hạt nhân. 

Ông Putin cũng chỉ ra rằng, Mỹ không loại trừ khả năng tấn công hạt nhân phủ đầu để “giải trừ vũ khí” của quốc gia đối thủ, nhưng Nga hiện chỉ sử dụng loại vũ khí này như một phương sách cuối cùng.

Nguồn: [Link nguồn]

Ukraine nói về việc nhận tiền từ phương Tây

Bộ trưởng tài chính Ukraine tuyên bố, các khoản hỗ trợ tài chính mà phương Tây gửi tới không phải “tiền từ thiện”, trong bối cảnh Kiev cần gấp tiền để mua thiết bị...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Chính Pháp – Reuters, RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN