Ông Medvedev cảnh báo Nhật Bản

Dmitry Medvedev – Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga – cho rằng, viễn cảnh tồi tệ sẽ xảy ra nếu đề xuất áp giá trần đối với dầu Nga của Nhật Bản được thực hiện.

Tàu chở khí đốt hóa lỏng thuộc dự án Sakhalin-2 (ảnh: CNN)

Tàu chở khí đốt hóa lỏng thuộc dự án Sakhalin-2 (ảnh: CNN)

Hôm 3.7, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố, để trừng phạt Moscow vì xung đột ở Ukraine, mức giá trần đối với dầu Nga cần bị hạ xuống chỉ bằng 50% giá mua hiện tại. Ông Kishida cũng nhấn mạnh, cần có một cơ chế để dầu Nga “không thể mua được với giá cao hơn mức giá trần”.

Trước đó, trong hội nghị thượng đỉnh tổ chức tại Đức hôm 26.6, các nhà lãnh đạo G7 cũng nhất trí xem xét tính khả thi của việc áp dụng giá trần đối với nhiên liệu Nga, bao gồm cả dầu mỏ. G7 cho rằng biện pháp này sẽ hạn chế đáng kể nguồn tài chính của Moscow cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Hôm 5.7, ông Medvedev cảnh báo, nếu Tokyo thực hiện đề xuất của Thủ tướng Kishida, Nhật Bản “sẽ không còn dầu, khí đốt từ Nga, cũng như không được tham gia vào dự án dầu khí Sakhalin-2”.

Theo ông Medvedev, nếu được thực hiện, ý tưởng của ông Kishida sẽ khiến lượng dầu trên thị trường quốc tế giảm mạnh và giá dầu bị đẩy lên rất cao.

“Giá dầu thậm chí có thể lên tới mức 300 – 400 USD/thùng. Hãy nghĩ về tác động của tình trạng này tới giá khí đốt”, RT dẫn lời ông Medvedev.

Điện Kremlin cũng phản đối đề xuất áp mức trần giá dầu Nga của Thủ tướng Nhật Bản. Người phát ngôn Điện Kremlin - ông Dmitry Peskov - lưu ý, tuyên bố của ông Kishida chỉ là đơn phương và sẽ không được quốc tế ủng hộ.

Tuần trước, Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh nắm toàn quyền kiểm soát dự án dầu khí Sakhalin-2 ở vùng Viễn Đông Nga. Theo đó, đối tác nào được phép tiếp tục khai thác dự án Sakhalin-2 sẽ do Moscow quyết định. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các công ty Anh và Nhật Bản có thể bị Nga gạt khỏi dự án.

Nguồn: [Link nguồn]

Vụ giết Thái tử làm thổi bùng Thế chiến I: Hé lộ sát thủ “xui” nhất thế giới thuộc hội Bàn tay đen

Mùa hè năm 1914, cán cân an ninh châu Âu có dấu hiệu lung lay dữ dội khi các cường quốc mới nổi như Đức, đế quốc Áo – Hung muốn tranh giành thuộc địa với Anh, Pháp. Trong bối...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN