Nỗi lo ở châu lục duy nhất chưa bị dịch Covid-19 càn quét

Nam Cực là châu lục duy nhất trên thế giới chưa có dấu hiệu nào của đại dịch Covid-19. Một đợt bùng phát cũng sẽ trở thành thảm họa tại đây.

Mùa đông đang đến ở Nam Cực. Mặt trời chỉ mọc vài giờ mỗi ngày tại trạm nghiên cứu McMurdo của Mỹ và chiếc máy bay chở theo đồ hỗ trợ đang rời đi, để lại một nhóm nghiên cứu "chống chọi" với mùa đông giá lạnh. Đó là một trong những công việc khắc nghiệt nhất mà một nhà nghiên cứu có thể làm.

Năm nay, một nhiệm vụ khó khăn mới đã xuất hiện - giữ cho Nam Cực tránh xa đại dịch Covid-19.

Nam Cực là châu lục duy nhất chưa có bất cứ dấu hiệu nào của dịch Covid-19. Một đợt bùng phát tại đây cũng sẽ là thảm họa. Các biện pháp nghiêm ngặt đã được thực hiện để giữ châu lục lạnh nhất thế giới này "miễn nhiễm" với virus SARS-CoV-2, bao gồm cách ly và cắt giảm số nhân viên nghiên cứu trong mùa đông. Thậm chí, một số cuộc tụ họp xã hội tại các căn cứ xa xôi ở Nam Cực cũng phải tạm dừng.

Nhiều biện pháp hạn chế sẽ được duy trì tới khi mùa đông ở nam bán cầu kết thúc. Điều đó đồng nghĩa, một số chương trình nghiên cứu sẽ phải lùi lại thêm một năm nữa hoặc hủy bỏ nếu chúng không thể tự động triển khai.

"Điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng liên đới tới mùa hè năm sau. Mức độ tác động vẫn chưa thể xác định được", Stephanie Short, người đứng đầu dịch vụ hậu cần ở Nam Cực cho Quỹ khoa học quốc gia Mỹ (NSF), nhận định.

Đại dịch Covid-19 đã phá vỡ gần như mọi khía cạnh của cuộc sống con người và khoa học cũng không ngoại lệ. Hầu hết chuyên gia dự đoán rằng các biện pháp phòng ngừa dịch Covid-19 có thể sẽ phải duy trì trong nhiều tháng. Không ít nhà khoa học dự đoán rằng công việc của họ có thể bị gián đoạn vì dịch bệnh này. Với một số người, tác động của dịch bệnh với nghiên cứu khoa học sẽ vô cùng nghiêm trọng. 

Trạm nghiên cứu McMurdo ở Nam Cực. Ảnh: Getty

Trạm nghiên cứu McMurdo ở Nam Cực. Ảnh: Getty

NSF đang điều hành chương trình lớn nhất ở Nam Cực với khoảng 1.200 người vào mùa hè tại trạm nghiên cứu McMurdo cùng 2 căn cứ lớn khác, và khoảng 250 người vào mùa đông với chi phí lên tới hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Mỹ là một trong số hàng chục quốc gia thực hiện nghiên cứu tại Nam Cực, nơi đang là nhà của 5.000 nhà khoa học và nhân viên vào mỗi mùa hè.

Châu lục băng giá với diện tích hơn 13,7 triệu km2 rất quan trọng với giới khoa học vì điều kiện gần như nguyên sơ của nó. Nhưng khi đại dịch Covid-19 hoành hành, không ai dám chắc bao nhiêu nghiên cứu khoa học có thể được tiếp tục ở Nam Cực và với cái giá nào.

Tại một địa điểm khắc nghiệt khác gần Bắc Cực, tàu phá băng Polarstern của Đức đang thả trôi với lớp băng vây quanh. Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đang ở trên tàu phá băng này để nghiên cứu về biển, băng và khí hậu của nơi này trong một năm.

Tàu phá băng Polarstern của Đức ở Na Uy năm 2019. Ảnh: AP

Tàu phá băng Polarstern của Đức ở Na Uy năm 2019. Ảnh: AP

Họ đã tránh được một đợt bùng phát dịch Covid-19 vì phát hiện một nhà nghiên cứu dương tính với virus SARS-CoV-2 ở Đức trước khi nhóm của người này được đưa lên tàu phá băng. Tuy nhiên, điều đó đã dẫn đến việc hủy bỏ toàn bộ khảo sát thử nghiệm trên không và 3 chuyến bay tiếp tế.

Michael Bravo, nhà địa lý học làm việc tại Viện nghiên cứu Scott Polar, thuộc Đại học Cambridge, Anh, cho rằng không ai biết các biện pháp phòng ngừa dịch Covid-19 lây lan nên kéo dài trong bao lâu ở Nam Cực.

"Cách tiếp cận thận trọng với dịch bệnh là cân nhắc việc đi lại và hậu cần, thậm chí là giảm chi phí nghiên cứu đang diễn ra. 'Điều đó diễn ra trong bao lâu?' là câu hỏi không dễ để trả lời lúc này ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, Nam Cực cũng không phải ngoại lệ", Bravo cho hay.

Nhiều lĩnh vực khoa học đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp hạn chế lây lan dịch Covid-19. Các hội nghị bị hủy bỏ và một số chương trình nghiên cứu lớn cùng chịu chung số phận.

Ví dụ điển hình có thể thấy ở cơ sở CERN nằm ở biên giới giữa Pháp và Thụy Sĩ. Cơ sở CERN, điều hành máy gia tốc hạt lớn nhất (LHC)- thí nghiệm khoa học đắt đỏ nhất hành tinh, đã phải đóng cửa các phòng thí nghiệm vì Covid-19.

Một kỹ thuật viên làm việc trên máy dò CMS, một phần của máy gia tốc hạt lớn nhất, ở Geneva hồi tháng 9/2014. Ảnh: Getty

Một kỹ thuật viên làm việc trên máy dò CMS, một phần của máy gia tốc hạt lớn nhất, ở Geneva hồi tháng 9/2014. Ảnh: Getty

Tuy nhiên, nhà vật lý Tim Andeen, làm việc tại Đại học Texas, thành phố Austin, bang Texas, Mỹ, cho biết, một số việc đang được hoàn thành tại CERN, đặc biệt là công việc tồn đọng trong phân tích và công bố các dữ liệu thí nghiệm trước đó.

"Chúng tôi đã được đào tạo để có thể làm việc tại môi trường khắc nghiệt và hẻo lánh này trong nhiều năm. Sắp tới, lịch làm việc chắc chắn sẽ thay đổi vì dịch Covid-19 nhưng khoa học vẫn sẽ tiến lên", Andeen nói.

Tình trạng bị hạn chế đi lại hay phong tỏa còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nhà khoa học cần phải tiếp cận với môi trường hoang dã.

"Tự nhiên không chờ đợi các nhà nghiên cứu để bắt đầu mọi thứ lại và có những thứ sẽ biến mất vĩnh viễn. Hiện tại, một khoảng cách không thể san lấp đang được hình thành vì dịch Covid-19 ở quy mô toàn cầu. Thời gian để nó kết thúc có thể sẽ rất dài", nhà sinh thái học Ben Halpern, giám đốc Trung tâm phân tích và tổng hợp sinh thái quốc gia, thuộc Đại học California (Mỹ), nhận định.

Tuy nhiên, một số kiến thức có thể thu được từ việc nghiên cứu tác động sinh thái của chính việc phong tỏa. Halpern cho biết: "Chúng ta đang ở giữa một sự thay đổi mang tính sâu sắc và toàn cầu về cách con người tác động tới Trái đất. Điều chưa từng xảy ra trước đó".

Lars Peter Riishojgaard, người đứng đầu cơ quan nghiên cứu hệ thống Trái đất của Tổ chức Khí tượng thế giới, cho hay, khoa học khí hậu cũng bị ảnh hưởng vì dịch Covid-19.

Việc phong tỏa ảnh hưởng tới các mô hình dự báo khí tượng toàn cầu do cơ quan nghiên cứu hệ thống Trái đất sử dụng. Các mô hình này thu thập dữ liệu khí quyển và đại dương từ các chuyến bay thương mại và tàu nghiên cứu.

Nhiều chuyến bay và tàu thuyền bị tạm ngừng hoạt động do lệnh phong tỏa dẫn đến thông tin không được thu thập, nhất là ở các khu vực như châu Phi, một phần Nam Mỹ và các đại dương. 

Quan sát đại dương là vô cùng quan trọng để tìm hiểu về biến đổi khí hậu nhưng việc thay thế hay bảo trì các công cụ thu thập thông tin đều bị tạm hoãn.

"Việc khôi phục hoàn toàn hệ thống theo dõi đại dương sẽ tốn nhiều năm. Việc thông tin thu thập không liên tục sẽ giới hạn khả năng tìm hiểu về hệ thống khí hậu của chúng tôi", Riishojgaard nhận định.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Chỉ còn 18 nước chưa ghi nhận người nhiễm Covid-19: Đâu sẽ là nơi cuối cùng?

Trước thực tế dịch Covid-19 lây lan ra toàn thế giới, một câu hỏi được đặt ra là: “Nơi nào trên thế giới sẽ là điểm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Thái - NBC News ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN