Những dấu ấn sau 10 năm lãnh đạo Triều Tiên của ông Kim Jong-un

Khi mới lên nắm quyền lãnh đạo, ông Kim Jong-un còn ở độ tuổi rất trẻ, chưa tới 30. Đã 10 năm trôi qua, ông Kim Jong-un đã để lại nhiều dấu ấn.

Cách đây 10 năm, ngày 17/12/2011, nhà lãnh đạo Triều Tiên khi ấy Kim Jong-il qua đời ở tuổi 69 sau nhiều năm chống chọi với bệnh tim mạch. Con trai ông Kim Jong-il là Kim Jong-un khi ấy chỉ mới 28 tuổi và đã khiến nhiều người đặt câu hỏi về khả năng lãnh đạo. 

The Guardian nhận định, cách đây 10 năm, trong lần đầu chính thức xuất hiện trước công chúng vào năm 2011, ông Kim Jong-un mặc chiếc áo khoác màu đen, bước đi đầy buồn bã bên cạnh chiếc xe tang chở quan tài cha ông, ông Kim Jong-il. Khi ấy, ông Kim Jong-un đã thể hiện động tác chào vụng về với người dân. 

Ông Kim Jong-un đi bên cạnh xe tang chở quan tài cha ông vào năm 2011. Ảnh: AP

Ông Kim Jong-un đi bên cạnh xe tang chở quan tài cha ông vào năm 2011. Ảnh: AP

Việc ông Kim Jong-un bất ngờ lên lãnh đạo một quốc gia được trang bị vũ khí hạt nhân và khó lường vào ngày 17/12/2011 đã đặt ra nhiêu câu hỏi về cách thức lãnh đạo của ông và thời gian ông có thể trụ ở vị trí này. Một số nhà quan sát đã dự đoán ông Kim Jong-un chỉ có thể giữ vị trí lãnh đạo trong một thời gian ngắn, có thể là vài tháng, vì ông vẫn còn trẻ tuổi và chưa nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của các quan chức trong đảng Công nhân Triều Tiên cầm quyền cũng như các tướng lĩnh quân sự. 

Thậm chí, một vài chuyên gia khi ấy còn cho rằng bộ máy chính trị Triều Tiên có thẻ sẽ sụp đổ vì nhà lãnh đạo mới còn thiếu kinh nghiệp, khiến quốc gia này rơi vào tình trạng bất ổn chưa từng có. 

Tuy nhiên, cũng có những sự kỳ vọng về việc ông Kim sẽ mang tới một phong cách chính trị mới cho Triều Tiên, có phần "quốc tế" hơn bởi ông từng theo học tại Thuỵ Sĩ và bày tỏ tình yêu với bóng rổ NBA của Mỹ. Trong trường hợp tốt nhất, các chuyên gia mong rằng ông Kim Jong-un có thể giải quyết các vấn đề hạt nhân và báo cáo của quốc tế về vấn đề nhân quyền ở Triều Tiên.

Phát triển vũ khí hạt nhân

10 năm trôi qua, phong cách lãnh đạo của ông Kim Jong-un phần nào đã được thể hiện. Ông Kim theo đuổi một phong cách khác với cha ông, tìm cách "bình thường hóa" Triều Tiên bằng cách thể chế hóa và giao quyền lãnh đạo nhiều hơn; giành được sự tôn trọng quốc tế thông qua vũ khí hạt nhân và các hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo nước ngoài; thể hiện sự minh bạch và đồng cảm nhằm cải thiện cuộc sống của công dân hàng ngày.

Trong đó, cách Triều Tiên theo đuổi và phát triển chương trình vũ khí hạt nhân đã trở thành điểm nổi bật trong 10 năm lãnh đạo của ông Kim. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng con đường này góp phần khiến ông bị cô lập hơn với thế giới và đối mặt với nhiều thách thức.

Sau khi lên nắm quyền lãnh đạo, ông Kim tập trung phát triển vũ khí hạt nhân. Ảnh: Reuters

Sau khi lên nắm quyền lãnh đạo, ông Kim tập trung phát triển vũ khí hạt nhân. Ảnh: Reuters

Dưới thời ông Kim, Triều Tiên đã tiến hành 4 trong số 6 vụ thử vũ khí hạt nhân, bao gồm cả bom khinh khí đầu tiên của nước này, và phát triển một loạt tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tầm tấn công tới tận Mỹ. Đối với ông Kim, kho vũ khí đó là "thanh gươm báu" sẽ bảo vệ Triều Tiên khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài, đồng thời đưa đất nước trở thành bình đẳng với các cường quốc hạt nhân khác.

Tuy nhiên, vấn đề phát triển vũ khí hạt nhân cũng từng đẩy Triều Tiên tới bờ vực chiến tranh với Mỹ vào năm 2017. Khi ấy, ngay cả những đối tác thân thiết với Triều Tiên là Trung Quốc và Nga cũng đã phải thông qua lệnh trừng phạt nghiêm ngặt của Liên hợp quốc.

Cuộc gặp với Tổng thống Mỹ và Hàn Quốc 

Sau đó, ông Kim đã nỗ lực để các biện pháp được nới lỏng và tạo bước đột phá lớn trong quan hệ với Mỹ. Vào năm 2018, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un lần đầu có cuộc gặp trực tiếp cấp cao với Tổng thống Mỹ khi ấy là ông Donald Trump tại Singapore. Sau đó, tới năm 2019, 2 nhà lãnh đạo tiếp tục tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 tại Việt Nam. 

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã bị đình trệ khi Washington yêu cầu Bình Nhưỡng giao nộp một số vũ khí trước khi bất kỳ lệnh trừng phạt nào được nới lỏng.

Ông Kim Jong-un và ông Donald Trump gặp nhau tại khu vực phi quân sự ở làng Panmunjom vào năm 2019. Ảnh: KCNA

Ông Kim Jong-un và ông Donald Trump gặp nhau tại khu vực phi quân sự ở làng Panmunjom vào năm 2019. Ảnh: KCNA

Một điểm đáng chú ý nữa là quan hệ 2 miền Triều Tiên trong thời gian lãnh đạo của ông Kim. Vào năm 2018, ông Kim Jong-un đã đối thoại với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ở khu rừng tại giới tuyến quân sự ngăn cách hai miền Triều Tiên. Dù quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng việc này đã phần nào cho thấy "điểm sáng" ở vấn đề trên. 

Nhận xét về vấn đề này, ông Sung-yoon Lee, giáo sư ngành nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Tufts ở Mỹ, cho biết: "Hiệu ứng thật bất ngờ. Ông Kim Jong-un đã thay đổi hình ảnh thành người dẫn dắt đất nước có trách nhiệm, ủng hộ hòa bình, sẵn sàng cải cách và có thể chấp nhận phi hạt nhân hóa". 

Thắt chặt sự kiểm soát

Bên cạnh đó, trong thời gian ông Kim lãnh đạo, Triều Tiên đã chứng kiến ​​sự gia tăng của các công nghệ mới như điện thoại di động. Tuy nhiên, các nhà hoạt động cho biết ông đã đồng thời áp dụng một cách tiếp cận công nghệ cao hơn để giám sát và kiểm soát chính trị khi ông tìm cách hạn chế sự ảnh hưởng của nước ngoài.

Ông Kim Jong-un thắt chặt kiểm soát trong thời gian lãnh đạo. Ảnh: EPA

Ông Kim Jong-un thắt chặt kiểm soát trong thời gian lãnh đạo. Ảnh: EPA

Một vấn đề hiện nay Triều Tiên đang phải đối mặt là vấn đề kinh tế dưới ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Trong đó, đại dịch đã khiến ​​chính phủ tăng cường hơn nữa sự kìm kẹp đối với nền kinh tế, gây ra sự nghi ngờ về tương lai của thị trường cũng như các doanh nghiệp chính thức mà nhiều người Triều Tiên từng phụ thuộc. 

Theo đó, ông Ramon Pacheco Pardo, một chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học King's College London, nhận xét vẫn chưa muộn để ông Kim thực hiện những lời hứa cải thiện cuộc sống ở Triều Tiên bằng cách thực hiện quan hệ ngoại giao. Ông chia sẻ: "Cuối cùng, thời gian lãnh đạo của ông Kim có thể được xác định bằng khả năng nâng cao mức sống của người dân Bắc Triều Tiên bình thường sau khi đại dịch kết thúc".

Nguồn: [Link nguồn]

Triều Tiên, Hàn Quốc đồng ý trên nguyên tắc về kết thúc chiến tranh

Tổng thống Moon Jae-in cho biết Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc và Triều Tiên đã thống nhất “về nguyên tắc việc tuyên bố chính...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh (Theo Reuters, The Guardian) ([Tên nguồn])
Kim Jong Un Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN