Nhật từ lâu bí mật cho phép Mỹ đưa hạt nhân tới Okinawa

Nhật Bản đã cho phép Mỹ đưa vũ khí hạt nhân tới Okinawa ngay trước khi Washington trả lại hòn đảo này cho Tokyo vào năm 1972.

Nhật từ lâu bí mật cho phép Mỹ đưa hạt nhân tới Okinawa - 1

Máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer của Mỹ.

Biên bản ghi nhớ của Mỹ vào ngày 17.11.1969, cho thấy quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản khi đó Hiroto Tanaka đã nói với cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Henry Kissinger rằng “Nhật Bản không có bất đồng với Mỹ” về việc đưa vũ khí hạt nhân tới Okinawa trong trường hợp khẩn cấp.

Mỹ và Nhật Bản được cho là đã ký một thỏa thuận bí mật về vũ khí hạt nhân để đối lấy hiệp định trao trả lại Okinawa cho chính quyền Tokyo.

Biên bản ghi nhớ tiết lộ rằng các cuộc đàm phán giữa Tanaka và Kissinger diễn ra vài ngày sau khi Thủ tướng Nhật Bản Eisuke Sato và Tổng thống Mỹ Richard Nixon đạt được thỏa thuận bí mật cho phép Mỹ đưa vũ khí hạt nhân tới Okinawa và chỉ 2 ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh về việc trao trả hòn đảo này cho Nhật Bản diễn ra.

Theo biên bản ghi nhớ của Mỹ, ông Tanaka cho biết vấn đề hạt nhân không thể công khai do làn sóng phản đối hạt nhân mạnh mẽ ở Nhật Bản và yêu cầu Mỹ chấp nhận một tuyên bố chung mà không có vấn đề này.

Tài liệu cũng tiết lộ các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã vi phạm 3 "nguyên tắc không hạt nhân" được Thủ tướng Sato đưa ra vào năm 1967, cho dù họ nói với công chúng rằng vũ khí hạt nhân sẽ không được đưa tới tỉnh Okinawa.

Thủ tướng Sato đưa ra 3 nguyên tắc rằng Nhật Bản sẽ không sở hữu, sản xuất hay cho phép vũ khí hạt nhân hiện diện trên lãnh thổ của nước này. Chúng đã giúp ông giành được giải thưởng Nobel Hòa bình vào năm 1974.

Thỏa thuận trao trả Okinawa giữa Mỹ và Nhật Bản đã được nhà lãnh đạo hai quốc gia đồng ý vào năm 1969 và được ký kết đồng thời tại Washington và Tokyo vào ngày 17.6.1971. Hòn đảo đã chính thức trao trả cho Nhật Bản vào ngày 15.5.1972, sau 27 năm dưới quyền kiểm soát của Mỹ.

Nhật “cấm cửa“ trực thăng Mỹ trên đảo Okinawa

Nhật Bản yêu cầu Mỹ đình chỉ hoạt động bay của trực thăng HH-60 để điều tra nguyên nhân một chiếc trực thăng bị...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Phong (Theo RT) ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN