Nhà Trắng lên tiếng về vết hằn trên mặt ông Biden

Sự kiện: Tin tức Mỹ Joe Biden

Trong các bức ảnh chụp ông Biden gần đây, nhiều người nhận thấy mặt của Tổng thống Mỹ có vết hằn ở 2 bên má. 

Vết hằn trên mặt Tổng thống Mỹ Joe Biden khi ông xuất hiện ở Nhà Trắng ngày 28/6. Ảnh: Getty

Vết hằn trên mặt Tổng thống Mỹ Joe Biden khi ông xuất hiện ở Nhà Trắng ngày 28/6. Ảnh: Getty

Hãng CNN dẫn lời quan chức Nhà Trắng ngày 28/6 cho hay, ông Biden gần đây đã sử dụng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP), một loại máy trợ thở, để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ. Đó là lý do trên mặt của Tổng thống Mỹ có những vết hằn. 

"Từ năm 2008, Tổng thống đã tiết lộ tiền sử bệnh ngưng thở khi ngủ trong các tờ khai y tế. Ông ấy đã sử dụng máy CPAP vào đêm qua. Đây là loại máy thường sử dụng với người có tiền sử với bệnh này", phát ngôn viên Nhà Trắng Andrew Bates nói.

Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, ông Biden bắt đầu sử dụng máy CPAP trong vài tuần gần đây để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Nhà Trắng không cung cấp thêm thông tin chi tiết về chẩn đoán nào khiến ông Biden phải sử dụng máy CPAP. 

Theo hãng tin CNN, ông Biden là Tổng thống Mỹ lớn tuổi nhất có tiền sử ngưng thở khi ngủ. Hồ sơ y tế được công bố năm 2008 cho thấy ông Biden tái phát chứng ngưng thở khi ngủ. 

Hồ sơ sức khỏe do bác sĩ riêng của ông Biden công bố năm 2019 cho thấy, chứng ngưng thở khi ngủ của ông Biden "đã được xem xét, nhưng các triệu chứng đã cải thiện đáng kể sau ca phẫu thuật xoang và mũi".

Các xét nghiệm thể chất đều cho thấy ông Biden đủ sức khỏe để đảm đương cương vị Tổng thống Mỹ.

Ngưng thở khi ngủ là một hội chứng rối loạn giấc ngủ trong đó người mắc bị ngưng thở nhiều lần trong quá trình ngủ rồi lại thở trở lại. Theo Hiệp hội Y khoa Mỹ, khoảng 30 triệu người ở Mỹ bị mắc chứng bệnh này.

Nguồn: [Link nguồn]

Tổng thống Mỹ Biden vấp ngã khi lên chuyên cơ

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 22-2 dường như bị trượt chân và ngã về phía trước khi đang lên chuyên cơ Air Force One (Không lực Một) tại sân bay Warsaw - Ba Lan.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lâm Nhã Du - CNN, Reuters ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN