Nguyên nhân chính khiến Covid-19 lây lan nhanh ở Iran

Xuất hiện trước truyền hình khi liên tục ho và đổ mồ hôi, Thứ trưởng Y tế Iran – ông Iraj Harirchi cam kết rằng Covid-19 sẽ không gây nguy hiểm cho quốc gia. Một ngày sau, ông Harirchi nhập viện do nhiễm Covid-19.

Câu chuyện về Thứ trưởng Y tế chỉ là một ví dụ nhỏ cho thấy người Iran đã chủ quan như thế nào trước sự nguy hiểm và khả năng lây nhiễm của Covid-19. Tính đến ngày 17.3, Iran đã ghi nhận tổng cộng hơn 16.000 ca nhiễm Covid-19 với gần 1.000 người tử vong.

Nhiều chuyên gia cho rằng, Covid-19 đã âm thầm lây lan tại Iran từ đầu tháng 2 và bùng phát mạnh mẽ khi người dân nước này đổ ra đường để kỷ niệm 41 năm ngày Cách mạng Hồi giáo thành công. Tiếp ngay sau đó, Iran tổ chức bầu cử quốc hội và hàng triệu người đã đi bỏ phiếu, bất chấp một số ca nhiễm Covid-19 được phát hiện từ trước.

Mặc dù có hệ thống y tế được đánh giá là tốt nhất khu vực, các bệnh viện Iran cũng không chịu nổi áp lực do số người cần điều trị Covid-19 quá đông. Iran đang cần sự hỗ trợ của nước ngoài để chống dịch hơn bao giờ hết.

Một bệnh nhân nữ nhiễm Covid-19 đang được điều trị tại Iran (ảnh: AP)

Một bệnh nhân nữ nhiễm Covid-19 đang được điều trị tại Iran (ảnh: AP)

Ngày tết của Iran đang đến rất gần, tuy nhiên một lệnh cấm di chuyển giữa các thành phố vẫn chưa được đưa ra. Tại Iraq và Lebanon, 2 quốc gia láng giềng của Iran, mặc dù có ít ca nhiễm Covid-19 hơn nhưng đã có lệnh hạn chế di chuyển giữa các khu vực từ lâu.

Nằm cách thủ đô Teheran 125 km về phía Đông, Qom - thành phố thánh của người Iran - được cho là nơi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát tại nước này. Câu hỏi làm thế nào Covid-19 tới được nơi này vẫn chưa được trả lời.

Chính quyền địa phương cho rằng, một doanh nhân người Iran trở về từ Trung Quốc có thể đã mang theo virus đến Qom.

Qom là thành phố nằm dọc theo tuyến đường cao tốc trị giá 2,7 tỷ USD và là nơi đặt một nhà máy điện mặt trời do các công ty Trung Quốc xây dựng tại Iran.

Từ cuối tháng 1, nhiều bài báo tại Iran đã xuất hiện tiêu đề “Covid-19 đã đến tận cổng ở Iran”, tuy nhiên việc đi lại giữa quốc gia hồi giáo và Trung Quốc vẫn diễn ra như bình thường.

Người dân đổ ra đường đông như trẩy hội bất chấp dịch Covid-19 tại Iran (ảnh: AP)

Người dân đổ ra đường đông như trẩy hội bất chấp dịch Covid-19 tại Iran (ảnh: AP)

Sau khi một số ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được phát hiện hôm 19.2, Iran vẫn tổ chức cho người dân đi bầu cử quốc hội, mặc dù số người đi bỏ phiếu bắt đầu từ hôm 21.2 là thấp nhất trong lịch sử nước này kể từ sau Cách mạng Hồi giáo.

Qom là thành phố tổ chức nhiều lễ cầu nguyện của người theo đạo Hồi nhất Iran. Đám đông cầu nguyện ở Qom gần như 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần.

Một số người còn chạm tay và hôn lên vách những đền thờ bất chấp nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Những người này sau đó đã bị cảnh sát Iran bắt giữ.

Sau khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, mặc dù chính quyền đã yêu cầu dừng hoạt động nhưng một số đến thờ tại Qom vẫn mở cửa. Ông Mohammad Saidi, giáo sĩ quản lý một đền thờ tại địa phương thậm chí còn cho rằng, việc đóng cửa các đền thờ là âm mưu chống lại người Hồi giáo của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Phun thuốc khử trùng tại một nhà thờ ở Iran (ảnh: AP)

Phun thuốc khử trùng tại một nhà thờ ở Iran (ảnh: AP)

Một nguyên nhân khác dẫn đến sự bùng phát của Covid-19 tại Iran đó là thiếu hụt vật tư y tế. Nước này đang cố gắng nhập thêm 172 triệu khẩu trang y tế từ nước khi sản xuất trong nước không đáp ứng kịp nhu cầu của người dân.

Mặc dù là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh nhưng cho đến nay, Iran vẫn đang trong quá trình chế tạo bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19. Gần như toàn bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 tại Iran đều do nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu đến từ Trung Quốc.

Chính quyền Iran cho rằng, sự thiếu hụt vật tư y tế tại nước này đến từ những lệnh trừng phạt và cấm vận từ phương Tây. Iran cũng kiên quyết từ chối đề nghị hỗ trợ của Mỹ giúp chống dịch Covid-19.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Dịch Covid-19: Lời nói dối đau xót với bệnh nhân của các bác sĩ người Ý

Tại một bệnh viện ở thành phố Milan, cuộc chiến chống lại cái chết sẽ tạm dừng vào lúc 1 giờ chiều mỗi ngày.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – AP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN