"Người hùng dưỡng khí" Ấn Độ tiết lộ lý do bán bình oxy thấp hơn 30.000 lần giá chợ đen

Trước tình cảnh nhiều bệnh viện thiếu dưỡng khí, người đàn ông quyết định cho nhà máy dừng sản xuất thép không gỉ để tập trung sản xuất oxy hóa lỏng. Ban đầu, các bình oxy được miễn phí nhưng sau đó được bán với mức giá không tưởng 1 rupee (300 đồng). 

Hình ảnh bên trong nhà máy của ông Gupta. Ảnh: India Today

Hình ảnh bên trong nhà máy của ông Gupta. Ảnh: India Today

Theo India Today, sự tàn phá và đau buồn đang diễn ra ở Ấn Độ khi quốc gia Nam Á phải đối mặt với làn sóng lây lan Covid-19 thứ hai. Các bệnh viện không còn giường bệnh và đang cạn kiệt dưỡng khí. Nhiều bệnh nhân Covid-19 đã chết vì không có dưỡng khí để thở. 

Trong tình cảnh khốc liệt đó, một số người đang cố gắng hết sức để cùng đất nước chống dịch Covid-19. Manoj Gupta, giám đốc nhà máy sản xuất thép không gỉ Rimjhim Ispat, thuộc khu công nghiệp Sumerpur, quận Hamirpur, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, là một trong số đó.

Được tờ India Today gọi là "người hùng dưỡng khí" Ấn Độ, Gupta cùng với Yogesh Agarwal, chủ sở hữu nhà máy Rimjhim Ispat, quyết định dừng sản xuất thép không gỉ để sản xuất oxy hóa lỏng, cung cấp các bình dưỡng khí với mức giá không tưởng 1 rupee (300 đồng)/bình - thấp hơn 30.000 lần so với mức giá ở chợ đen. 

"Người hùng" Gupta

Giải thích về việc nhà máy thép không gỉ được chuyển sang sản xuất các bình oxy, Gupta cho biết: "Oxy hóa lỏng được sử dụng để sản xuất thép không gỉ vì vậy chúng tôi có các khu sản xuất oxy hóa lỏng với nhiều công suất khác nhau trong nhà máy. 

Chúng tôi sử dụng số oxy hóa lỏng đó để làm nguyên liệu trực tiếp cho sản xuất thép. Chứng kiến cuộc khủng hoảng Covid-19 diễn ra, ông Agarwal và tôi quyết định dừng sản xuất thép để cung cấp oxy cho mọi người theo dạng làm từ thiện.

"Ban đầu, chúng tôi cung cấp miễn phí, nhưng sau đó lấy giá 1 rupee/bình vì đây vẫn là sản phẩm của nhà máy và chúng tôi phải có hóa đơn của chúng", ông Gupta nói. 

"Gần 1.500 bình oxy mỗi ngày"

Nhiều người dù ở những nơi rất xa đã và đang tới nhà máy thép ở Hamirpur để lấy oxy. 

"Chúng tôi đang sản xuất 1.500 bình oxy mỗi ngày. Mất một tiếng để làm đầy một bình oxy và thời gian đưa lên/xuống xe. Tại nhà máy của chúng tôi, 24 bình oxy có thể được làm đầy cùng lúc. Chúng tôi đang cung cấp oxy cho các bệnh viện và những cá nhân cần oxy ngay lập tức. Người tới lấy chỉ cần xuất trình giấy chứng nhận y tế và chúng tôi sẽ cung cấp cho họ", "người hùng dưỡng khí" chia sẻ. 

"Vì chúng tôi trực tiếp sử dụng oxy nên không có bình chứa, nhưng mọi người có thể mang bình chứa của họ tới chỗ chúng tôi và lấy oxy", ông Gupta nói thêm. 

"Từng nhập viện vì Covid-19"

Thiếu dưỡng khí đang diễn ra ở các bệnh viện tại Ấn Độ do sự ra tăng đột biến số ca nhiễm Covid-19. Ảnh: Reuters

Thiếu dưỡng khí đang diễn ra ở các bệnh viện tại Ấn Độ do sự ra tăng đột biến số ca nhiễm Covid-19. Ảnh: Reuters

Ông Gupta cho biết bản thân từng là một bệnh nhân Covid-19 nên hiểu được nỗi đau và sự ám ảnh với các bệnh nhân. Chính điều đó khiến ông đưa ra quyết định giúp đỡ mọi người lúc khó khăn. 

"Tôi hiểu được nỗi sợ mà các bệnh nhân Covid-19 đang phải đối mặt lúc này. Năm ngoái, tôi cũng dương tính với Covid-19. Tôi đã ở giai đoạn cuối khi nhập viện và phải mất hơn nửa năm để hồi phục hoàn toàn. 

Lần này, chủng virus biến thể có sức tàn phá khốc liệt hơn. Vì vậy, tôi chỉ muốn góp chút sức nhỏ giúp mọi người", ông Gupta chia sẻ. 

"Cần nhiều hơn những nhà máy sản xuất oxy hóa lỏng"

Nói về việc thiếu hụt các bình oxy, ông Gupta cho biết: "Có 2 loại nhà máy sản xuất oxy. Một sản xuất ra oxy dạng khí và loại còn lại là oxy hóa lỏng. Oxy dạng khí không thể vận chuyển đến những nơi xa vì nó bay hơi nhanh. Oxy hóa lỏng có thể vận chuyển đi xa với số lượng lớn. Nhưng bang Uttar Pradesh không có nhiều nhà máy sản xuất oxy hóa lỏng". 

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao người Ấn Độ thường ăn bằng tay?

Phần lớn người Ấn Độ vẫn có thói quen dùng tay bốc khi ăn. Điều này khiến một số người tranh cãi nếu chưa hiểu văn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - India Today ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN