Nga sẵn sàng thay Mỹ khai thác thị trường béo bở 1,4 tỷ dân Trung Quốc

Các nhà sản xuất lương thực hàng đầu ở Nga rất mong muốn khỏa lấp chỗ trống mà Mỹ để lại ở thị trường Trung Quốc, trong bối cảnh Trung Quốc không thể tự mình lo đủ ăn cho 1,4 tỷ dân.

Nga sẵn sàng thay Mỹ khai thác thị trường béo bở 1,4 tỷ dân Trung Quốc - 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới có chuyến thăm Nga gặp ông Putin.

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Cherkizovo Group, nhà sản xuất thịt lớn nhất ở Nga, bắt đầu xuất các sản phẩm gia cầm sang Trung Quốc từ tháng trước.

Cherkizovo Group cũng kì vọng sẽ bán thêm thịt lợn và đậu nành ở thị trường có 1,4 tỷ dân, CEO của tập đoàn, Sergey Mikhailov, nói.

Trung Quốc từng đề xuất mua thêm hàng hóa Mỹ, bao gồm đậu nành, thịt lợn và các sản phẩm giàu protein khác. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump coi cam kết này là chưa đủ và ông Trump tiếp tục tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc.

Kể từ đó, Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu các sản phẩm làm từ đậu nành của Mỹ.

Về phần mình, Mikhailov nói tập đoàn sẽ xuất sang Trung Quốc thêm khoảng 1.000-1.500 tấn thịt gia cầm, chủ yếu là chân, cánh, đùi gà, nâng tổng lượng xuất khẩu lên 3.000 tấn/tháng.

Mikhailov kì vọng tiềm năng xuất khẩu thịt gia cầm sang Trung Quốc còn tới 200.000 tấn/năm. Tập đoàn muốn tăng sản lượng thêm 40.000 tấn/năm trong năm tới.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thịt lợn vì dịch bệnh bùng nổ ở châu Á và châu Phi. Đây là cơ hội để các công ty chăn nuôi Nga nhảy vào thị trường béo bở ở Trung Quốc.

Mikhailov nói tập đoàn Cherkizovo chỉ là một trong số 30 công ty Nga muốn mở rộng làm ăn ở Trung Quốc, khỏa lấp khoảng trống về chăn nuôi và nông nghiệp mà Mỹ để lại vì chiến tranh thương mại.

Mikhailov coi đây không chỉ là “cơ hội trong ngắn hạn mà còn để xây dựng mối quan hệ thương mại dài hạn”.

Mikhailov nói Nga có lượng đất đai trồng trọt, chăn nuôi dồi dào, nên rất phù hợp để đáp ứng nhu cầu lớn của Trung Quốc. Các công ty Nga cần 2 năm để xây trang trại nuôi lợn, 1 năm để nhân giống nên cần ít nhất 3 năm mới có thể xuất khẩu sang Trung Quốc.

“Để bắt đầu có lãi, bạn sẽ phải duy trì hợp đồng suốt 5-10 năm sau đó”, Mikhailov nói.

“Đối với ngành sản xuất thịt lợn, cả Nga và Trung Quốc cần phải nhìn về lợi ích lâu dài. Tôi nghĩ Nga có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nguồn thịt lợn thiếu hụt ở Trung Quốc”, Mikhailov nói thêm.

Trung Quốc cũng bắt đầu nhập khẩu các sản phẩm khác từ Nga trong tháng 5. Hiện tại, Brazil và Argentina là các quốc gia Nam Mỹ xuất khẩu đậu nành sang Trung Quốc. Đức, Canada và Brazil là các nhà xuất khẩu thịt lợn lớn nhất sang Trung Quốc.

Bị Mỹ trừng phạt, Trung Quốc phản ứng gay gắt

“Chúng tôi kêu gọi Mỹ chấm dứt các hành động bất hợp pháp như vậy để tránh gây tổn hại cho hợp tác song phương trong...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN