Nga rút ra bài học đáng giá về cách dùng quân ở Ukraine

Quân đội Nga từng bị phương Tây chê cách dụng binh ở Ukraine, nhưng hiện nay họ áp dụng thành công nhiều bài học được rút ra từ những sai lầm trước đây, để có thể giữ vững phòng tuyến trước các cuộc phản công của Ukraine.

Những quân nhân Nga được huấn luyện ở Rostov, tháng 10/2022. (Ảnh: Anadolu)

Những quân nhân Nga được huấn luyện ở Rostov, tháng 10/2022. (Ảnh: Anadolu)

Quân đội Nga đã dành nhiều tháng để đào sâu và củng cố các vị trí của mình ở miền đông và miền nam Ukraine. Ngoài xây dựng hệ thống phòng thủ, các chỉ huy Nga linh hoạt điều động nhiều lực lượng, bao gồm quân chính quy và đặc nhiệm, để ngăn chặn Ukraine đạt được bước đột phá trong phản công.

Rob Lee, thành viên cấp cao của Viện Nghiên cứu chính sách đối ngoại (tại Mỹ) cho rằng cách dụng binh này dựa trên bài học mà Nga rút ra từ những tổn thất cuối năm ngoái.

"Các lực lượng của Nga có chất lượng đa dạng. Chúng ta thấy ở phía nam, họ đã tìm ra cách xử lý và giảm thiểu điểm yếu đó”, Lee nói trong tập phát sóng ngày 20/7 của podcast War on the Rocks.

Ví dụ, khu vực ít quan trọng hơn được bảo vệ bởi lực lượng mới nhập ngũ, với kỹ năng và trang bị kém hơn, cùng các đơn vị Storm Z. Cách này giúp giải phóng các đơn vị quân đội chất lượng tốt hơn, bao gồm một số đơn vị súng trường cơ giới thông thường và lực lượng đặc biệt.

“Thuỷ quân lục chiến, những đơn vị tinh nhuệ hơn, đang được sử dụng để phản công hoặc điều đến những khu vực quan trọng nhất của tiền tuyến”, Lee nói.

Cũng theo nhà nghiên cứu này, trong những ngày đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt, Nga phạm sai lầm khi điều lực lượng biệt kích Spetsnaz chiến đấu như bộ binh tấn công để bù đắp cho điểm yếu của bộ binh tuyến dưới. Đến giai đoạn này, Spetsnaz, được trang bị tên lửa chống tăng, đang đi đầu trong các cuộc phản công.

"Khi Ukraine tập trung tiến công theo một hướng, Nga có thể điều động các đơn vị ưu tú của mình để tăng viện lực lượng yếu hơn. Về mặt tâm lý, điều đó nghĩa những đơn vị yếu kém sẽ chiến đấu tốt hơn", Lee nhận xét.

Quân đội Nga cho đến nay vẫn thực hiện học thuyết riêng của mình trong phòng thủ. Các đội quân ít kinh nghiệm, được hỗ trợ bởi những bãi mìn và chiến hào dày đặc cùng lượng pháo dồi dào, được đưa lên tiền tuyến, còn những đơn vị tinh nhuệ được giao nhiệm vụ phản công nhằm đánh bật đối phương trước khi quân Ukraine có thể củng cố thành quả của họ.

"Trong nhiều trường hợp khi họ phản công, về cơ bản đây là trận chiến hàng cây", Lee nói về bước tiến của Ukraine.

"Nếu lực lượng Ukraine tiến lên và đánh chiếm một hàng cây, thiết giáp Nga sẽ di chuyển ra ngoài và tập trung tiêu diệt toàn bộ hàng cây đó trong phạm vi vài kilomet. Với lực lượng Ukraine sau đã chiếm hàng cây đó, nếu họ không có phương tiện chống trả hiệu quả có tầm bắn tới thiết giáp của Nga, và khi phần lớn chiến trường phía sau họ có thể đã bị gài mìn, quân Ukraine sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp tế và bổ sung lực lượng", Lee nói thêm.

Dù phương Tây thường cho rằng quân đội Nga là lực lượng cứng nhắc, nhưng thực tế là họ đã thể hiện khả năng thích ứng sau những bài học như để mất Kharkiv trong cuộc phản công của Ukraine vào mùa thu năm 2022.

"Khi đó, Nga đánh giá thấp khả năng phản công của Ukraine, nên họ không thực sự phòng thủ, không gài mìn, không củng cố các tuyến phòng thủ”, Lee nhận xét về chiến dịch ở Kharkiv.

Theo nhà nghiên cứu này, việc Nga tăng cường phòng thủ kể từ cuối năm ngoái dựa trên những gì rút ra được ở Kharkiv, lãnh đạo và các chỉ huy quân sự cấp cao của Nga quyết tâm không để bị động theo cách tương tự.

"Đó là một vấn đề vì chúng tôi biết Ukraine không có tất cả nguồn lực mà họ muốn để vượt qua hệ thống phòng thủ của Nga, trong khi Nga đang phòng thủ một cách thành thạo", Lee đánh giá.

Nguồn: [Link nguồn]

Nga – Ukraine dồn dập tấn công nhau, Kiev khen hệ thống phòng không phương Tây hiệu quả

Ukraine đang nhìn thấy "kết quả đáng kể" từ các hệ thống phòng không của Mỹ và Đức, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết ngày 6/8, bất chấp các cuộc không kích ồ ạt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang - Business Insider ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN