Nga phóng vệ tinh Iran, quan chức Mỹ lo ngại

Sự kiện: Tin tức Nga

Nga đã phóng một vệ tinh của Iran từ Kazakhstan trong bối cảnh có những lo ngại từ Mỹ rằng vệ tinh này có thể được Moscow sử dụng để theo dõi chiến trường ở Ukraine. 

Tên lửa Soyuz mang theo vệ tinh Khayyam được phóng lên vũ trụ hôm 9/8. Ảnh: Reuters

Tên lửa Soyuz mang theo vệ tinh Khayyam được phóng lên vũ trụ hôm 9/8. Ảnh: Reuters

Tờ Guardian (Anh) hôm 9/8 đưa tin, vệ tinh Khayyam đã được Nga phóng vào vũ trụ trên một tên lửa Soyuz tại sân bay vũ trụ Baykonur, Kazakhstan. 

"Do trọng lượng của vệ tinh Khayyam nặng hơn nửa tấn và tỷ lệ thành công của bệ phóng Soyuz của Nga là rất cao nên việc phóng vệ tinh Khayyam được chuyển cho Moscow", Cơ quan Vũ trụ Iran thông báo trên trang web của mình. 

Trước đó, tờ Washington Post (Mỹ) dẫn nguồn từ 2 quan chức Mỹ cho biết, Nga đã nói với Iran rằng "nước này có kế hoạch sử dụng vệ tinh Khayyam trong nhiều tháng hoặc thậm chí lâu hơn để tăng cường giám sát các mục tiêu quân sự ở Ukraine". 

Iran bác bỏ cáo buộc vệ tinh Khayyam thuộc kiểm soát của Nga. Cơ quan Vũ trụ Iran cho biết, Iran sẽ kiểm soát vệ tinh này "từ ngày đầu tiên" và "không có chuyện quốc gia thứ 3 có thể truy cập kho thông tin của vệ tinh Khayyam". 

Theo Washington Post, vệ tinh Khayyam - được đặt theo tên nhà thơ và nhà toán học Ba Tư Omar Khayyam - do Nga sản xuất và thuộc sở hữu của Iran. Vệ tinh này có một camera với độ phân giải cao, cung cấp cho Tehran những khả năng mới để giám sát các cơ sở nhạy cảm ở Israel và vùng Vịnh. 

Việc Nga phóng vệ tinh của Iran diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) khi cơ quan này từng cảnh báo cắt giảm hợp tác với phương Tây liên quan đến xung đột ở Ukraine.

Ngay cả khi quan hệ giữa Nga và Mỹ căng thẳng, Roscosmos và NASA vẫn duy trì mức độ hợp tác cơ bản, bao gồm đưa đón các phi hành gia lên trạm vũ trụ ISS. Nga cảnh báo rời trạm vũ trụ ISS vào năm 2025 nếu các lệnh trừng phạt của phương Tây không được dỡ bỏ. 

Bị phương Tây cô lập, Nga ngày càng hướng về châu Phi, Trung Đông và châu Á để hợp tác thương mại và ngoại giao. 

"Ngày nay, Nga luôn sẵn sàng hợp tác trong lĩnh vực khám phá vũ trụ với tất cả các quốc gia và đối tác quan tâm tới lĩnh vực này", Yury Borisov, người đứng đầu Roscosmos, tuyên bố. 

Nga xem Iran như một đối tác giàu kinh nghiệm trong việc đối phó với các lệnh trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây khác. Theo Guardian, Moscow được cho là sẽ quan tâm đến kinh nghiệm của Iran khi đối phó các lệnh trừng phạt của Mỹ ở các lĩnh vực như ngân hàng hay bảo trì máy bay mà không cần các linh kiện sẵn có của phương Tây. 

Vào tháng 7, ông Putin có chuyến thăm tới Iran và gặp mặt lãnh đạo tối cao Iran - Ayatollah Ali Khamenei. Truyền thông Nga mô tả chuyến đi như một tín hiệu cho thấy Moscow vẫn có tầm ảnh hưởng quan trọng ở Trung Đông. Trong khi đó, một phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho rằng chuyến đi của ông Putin cho thấy "mức độ cô lập mà nước Nga phải hứng chịu đang ngày càng tăng". 

Nguồn: [Link nguồn]

Nga mua máy bay không người lái của Iran để áp chế tên lửa HIMARS Ukraine?

Tên lửa HIMARS được Mỹ chuyển cho Ukraine có thể sẽ gặp phải khắc tinh là máy bay không người lái Iran, nếu Tehran đồng ý bán chúng cho Moskva.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo BẰNG LÂU - Guardian ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN