Nga lần đầu đăng video tên lửa chống tăng tự hành tấn công mục tiêu ở Ukraine

Cuộc xung đột ở Ukraine là lần đầu tiên Nga đưa hệ thống tên lửa chống tăng tự hành Shturm-S vào chiến đấu.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 29/5 công bố video hệ thống tên lửa chống tăng tự hành Sturm-S chiến đấu trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukrafine. Mục tiêu của xe phóng tên lửa Shturm-S là một cứ điểm tập kết của đối phương ở tiền tuyến.

Theo kênh truyền hình quốc phòng Nga Zvezda TV, lực lượng trinh sát sử dụng máy bay không người lái (UAV) phát hiện dấu hiệu Ukraine tập trung binh lực tại một khu vực ở tiền tuyến.

Hệ thống tên lửa chống tăng tự hành Shturm-S của Nga tham gia chiến đấu ở Ukraine.

Hệ thống tên lửa chống tăng tự hành Shturm-S của Nga tham gia chiến đấu ở Ukraine.

Kíp điều khiển hệ thống tên lửa chống tăng tự hành Sturm-S tiến vào vị trí khai hỏa trong rừng, bắn hai quả đạn tên lửa chống tăng rồi ngay lập tức di chuyển để tránh nguy cơ bị đối phương bắn trả.

Zvezda TV cho biết, hai quả đạn khai hỏa trong video đều đánh trúng mục tiêu. Khoảng cách với mục tiêu là khoảng 700 mét, trong khi tầm tấn công tối đa của hệ thống tên lửa chống tăng tự hành Shturm-S lên tới 6.000 mét.

"Ưu điểm của hệ thống Shturm-S là khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và vận hành cơ động", sĩ quan chỉ huy kíp điều khiển hệ thống, nói trên Zvezda TV. 

Hệ thống tên lửa chống tăng tự hành Shturm-S được coi là sát thủ diệt xe tăng, có thể là câu trả lời của Nga cho việc phương Tây cung cấp cho Ukraine xe tăng chủ lực M1 Abrams và Leopard 2.

Mỗi hệ thống được trang bị khoảng 12 đạn tên lửa gắn trong ống phóng có sẵn, tốc độ bắn 2-4 phút và không thể khai hỏa khi đang di chuyển.

Đạn tên lửa nằm trong một ổ quay lắp trong thân xe. Mỗi khi khai hỏa, đạn tên lửa sẽ được hệ thống nâng lên cao. Xạ thủ sẽ ngắm bắn và bấm nút khai hỏa tên lửa từ bên trong xe. Sau đó, ổ quay sẽ tự đẩy ống phóng rỗng ra ngoài để nạp đạn tên lửa mới.

Hệ thống tên lửa chống tăng tự hành Shturm-S lần đầu xuất hiện từ thời Liên Xô. Năm 2014, quân đội Nga bắt đầu tái trang bị hệ thống này với những cải tiến để đáp ứng yêu cầu trong môi trường tác chiến hiện đại.

Xe được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến, có thể tác chiến cả ngày lẫn đêm và trong điều kiện thời tiết xấu nhờ tích hợp thiết bị ngắm bằng hình ảnh nhiệt.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao Mỹ không gửi ngay xe tăng Abrams tới Ukraine để dùng cho cuộc phản công?

Theo truyền thông Mỹ, những chiếc xe tăng Abrams sẽ tới Ukraine sau vài tháng nữa nên không thể tham gia vào cuộc phản công dự kiến vào mùa xuân của Kiev.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Zvezda TV ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN