Nếu Mỹ - Iran đụng độ quân sự, hậu quả sẽ rất khủng khiếp

Những diễn biến căng thẳng giữa Iran và Mỹ dễ dấn đến một cuộc chiến tranh nóng khốc liệt giữa hai nước.

Nếu Mỹ - Iran đụng độ quân sự, hậu quả sẽ rất khủng khiếp - 1

Vũ khí phòng không của Iran.

Sau nhiều biến cố gần đây, quan hệ giữa Mỹ và Iran hết sức căng thẳng. Mỹ đang điều binh tới khu vực Trung Đông với thái độ có thể can thiệp quân sự vào Iran bất cứ lúc nào.

Dù chiến tranh không phải là điều chắc chắn sẽ xảy ra giữa Mỹ và Iran nhưng điều đó cũng không hoàn toàn bị loại trừ. Bài học Mỹ xâm lược Iraq vào năm 2003 dựa trên các chứng cứ ngụy tạo về vũ khí hủy diệt hàng loạt vẫn còn đó.

Báo Sputnik của Nga dẫn thông tin được đăng tải trên trang Military Times, nơi có bài báo tập hợp các ý kiến của hơn một chục chuyên gia để xây dựng kịch bản về khả năng nổ ra chiến tranh nóng giữa Mỹ và Iran trong bối cảnh hiện nay.

Nếu Mỹ - Iran đụng độ quân sự, hậu quả sẽ rất khủng khiếp - 2

Tàu chiến cỡ nhỏ của Iran.

Sẽ có những cuộc tấn công “thánh chiến” tại các điểm trung chuyển quan trọng như kênh đào Suez và Eo biển Hormuz. Vùng biển ngoài khơi Yemen cũng tràn ngập thủy lôi, khiến việc đi lại bằng tàu bè qua khu vực này trở nên chậm chạp và gần như đồng nghĩa với tự sát.

Lãnh đạo của cả Mỹ và Iran cho phát các tuyên bố đầy thù địch, thông qua một loạt các công cụ và nền tảng. Hai bên chỉ trích nhau và nói rằng mình không muốn chiến tranh nhưng sẽ hành động nếu an ninh và lợi ích quốc gia bị tổn hại.

Kịch bảo giả định có thể xảy ra như: Các đám đông tụ tập, thể hiện sự tức tối với các địa điểm của Mỹ và đồng minh ở Iraq. Ban đầu họ ném gạch đá, sau đó xe bom phát nổ tạo ra lỗ thủng ở thành tường các cơ sở này.

Tiếp đó diễn ra việc sơ tán. Các lực lượng Mỹ đồng thời đổ xô vào các vị trí chiến đấu trọng yếu.

Các cuộc tấn công điện tử diễn ra trong không gian mạng, dẫn tới việc sập toàn bộ mạng lưới cung cấp điện. Nhiễu điện tử xen đầy vào các làn sóng điện tử, làm giảm hiệu quả của các mạng lưới truyền thông và kiểm soát quân sự. Điều này khiến các viên chỉ huy phải vật vã xác định điều gì đang xảy ra trong giờ thực.

Các mạng lưới thánh chiến ngầm thân Iran từ Trung Đông đến Trung Mỹ bất ngờ tìm ra những phương thức mới mẻ khiêu khích Mỹ bằng cách tấn công các mục tiêu mềm ở mọi lúc, mọi nơi, mọi mặt trận có thể.

Kế tiếp có những thông tin rò rỉ về việc Mỹ vạch kế hoạch xâm chiếm, huy động tới 120.000 quân tới khu vực này, con số tương tự quy mô quân Mỹ đưa tới đây trong Chiến tranh Iraq năm 2003.

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan tiếp tục công bố đưa thêm 900 quân tới vùng này.

Mỹ gửi một nhóm chiến đấu của tàu sân bay cùng các oanh tạc cơ tầm xa tới khu vực.

Thay vì đối đầu trực diện với Hải quân Mỹ, Iran sử dụng các thuyền nhỏ, phi cơ không người lái, và thủy lôi để răn đe và quấy nhiễu các hạm đội của Hoa Kỳ, đặc biệt là các điểm yết hầu như là Eo biển Hormuz – một hành lang quan yếu nối vịnh Persian và vịnh Oman.

Để chống lại sự quấy nhiễu qua đường biển, quân đội Mỹ sẽ sử dụng tàu mặt nước và tình báo trên không, các thiết bị do thám để dò tìm, né tránh và loại bỏ các mối đe dọa đó.

Một trong các mối đe dọa với lực lượng Mỹ trong khu vực là Fateh – một tàu ngầm hạng trung của Iran được trang bị tên lửa cận bề mặt đối bề mặt với tầm bắn khoảng 2.000 km.

Một mối đe dọa khác của Mỹ là tàu ngầm mini lớp Ghadir của quân đội Iran. Quốc gia Trung Đông này sở hữu một đội 23 tàu ngầm mini, với thủy thủ đoàn gồm vài người mỗi chiếc, có khả năng phóng 2 quả ngư lôi.

Các tàu ngầm mini này thực sự nguy hiểm. Bryan Clark, một chuyên gia về tàu ngầm cho biết: “Các tàu này nhỏ và có khả năng lặn một cách khá dễ dàng ở vùng vịnh nông Persian. Tàu này khó phát hiện vì tàu khá yên lặng khi chạy bằng ắc quy và kích thước bé của nó khiến hệ thống radar thủy âm khó nhận được tín hiệu bật ngược trở lại.

Hệ thống tên lửa hành trình diệt hạm của Iran có thể không đánh trực diện được vào mục tiêu Mỹ nhưng chỉ một hư hại nhỏ do tên lửa này gây ra cũng có thể là chiến thắng về mặt tuyên truyền cho Iran.

Khi đối đầu với Iran, các hệ thống tên lửa của Mỹ như Rolling Airframe, Standard, và Evolved Sea-Sparrow có khả năng cao trong việc xử lý kho tên lửa hành trình săn hạm của Iran.

Nếu Mỹ - Iran đụng độ quân sự, hậu quả sẽ rất khủng khiếp - 3

Tàu ngầm mini của Hải quân Iran - ảnh IRNA.

Theo ông Clark, nếu Mỹ muốn sử dụng vũ lực ở Eo biển Hormuz, nhiều khả năng họ sẽ dùng tàu chiến ven bờ do ý thức rằng hệ thống phòng thủ điểm trên boong loại tàu này có thể đối phó hiệu quả với các mối đe dọa từ trên không.

Trong cuộc xâm lược Iraq năm 2003, Mỹ đã phái 5 nhóm chiến đấu của tàu sân bay, các nhóm sẵn sàng đổ bộ và 2 nhóm đặc nhiệm đổ bộ. Vẫn theo Clark, loại hình tác chiến này sẽ tái diễn ở Iran.

Clark cho biết, bất cứ cuộc xung đột quy mô lớn nào cũng cần tối thiểu 3 nhóm tấn công của tàu sân bay, để Mỹ không bị ảnh hưởng bởi các hạn chế mà các nước đồng minh áp dụng đối với số lượng máy bay được cất cánh từ các cơ sở trên lãnh thổ của họ.

Khác với Chiến tranh Iraq 2003, người ta giờ có thể thực hiện các cuộc không kích từ biển Arabian thay vì từ vịnh Persian, nên Mỹ có thể tập trung vào bờ biển phía nam của Iran gần eo biển Hormuz đối diện với Oman.

Clark bình luận: “Đó là khu vực Mỹ nên tập trung các cuộc tấn công nhằm dọn sạch các tổ hợp tên lửa hành trình và các hệ thống phòng không. Và khi hạ gục hệ thống phòng không, họ sẽ có một hành lang có thể khai thác từ phía nam để tấn công vào sau lưng hệ thống tên lửa hành trình”.

Động thái bất ngờ của Iran khiến nguy cơ chiến tranh với Mỹ gần hơn bao giờ hết?

Iran vừa xác nhận quốc gia này sẽ tăng mức độ làm giàu uranium, nguyên tố cấu thành bom nguyên tử, giữa bối cảnh lo ngại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Sputnik/Military Times ([Tên nguồn])
Căng thẳng Mỹ - Iran Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN