Nam Phi: Loài sinh vật "bơi" trong cát lần đầu tái xuất sau 86 năm

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Lần cuối người ta tận mắt nhìn thấy loài sinh vật này là ở các cồn cát tại Nam Phi vào năm 1937.

Theo báo Anh Guardian, loài chuột chũi vàng chưa từng xuất hiện kể từ Thế chiến 2, gần đây tái xuất tại một bãi cát gần thị trấn ven biển Port Nolloth ở tây bắc Nam Phi.

Chuột chũi vàng De Winton là sinh vật sống bên dưới những lớp cát, thường rất khó phát hiện vì chúng không đào hang mà nhờ vào chất nhờn tiết ra từ lông để "bơi" bên dưới cát.

Sinh vật này hoàn toàn không có khả năng nhìn nhưng vẫn có thể săn mồi với tỷ lệ thành công cao nhờ giác quan nhạy bén, giúp nắm bắt được các chuyển động xung quanh.

Chuột chũi vàng De Winton lần đầu tái xuất ở Nam Phi sau 86 năm.

Chuột chũi vàng De Winton lần đầu tái xuất ở Nam Phi sau 86 năm.

Con chuột chũi tái xuất sau 86 năm là kết quả của cuộc tìm kiếm kéo dài hai năm. Các nhà bảo tổn ở Nam Phi sử dụng một chú chó đánh hơi để tìm kiếm chuột chũi vàng. Phát hiện mới được công bố trên tạp chí Đa dạng sinh học và Bảo tồn.

"Thật thú vị khi là một thành viên trong nhóm tìm kiếm sinh vật tưởng chừng như đã biến mất vĩnh viễn", Esther Matthew, thành viên Tổ chức Động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (EWT), nói.

Chuột chũi vàng hoàn toàn không có khả năng nhìn nhưng vẫn có thể săn mồi với tỷ lệ thành công cao nhờ giác quan nhạy bén 

Chuột chũi vàng hoàn toàn không có khả năng nhìn nhưng vẫn có thể săn mồi với tỷ lệ thành công cao nhờ giác quan nhạy bén 

Nhờ chú chó đánh hơi được làm quen với các mẫu vật của chuột chũi vàng, các nhà nghiên cứu tìm kiếm với tốc độ 18km cồn cát mỗi ngày. Nhóm nghiên cứu cũng thu thập 100 mẫu cát có chứa tế bào da, chất nhầy mà chuột chũi vàng tiết ra khi chúng di chuyển qua lớp cát và cuối cùng tìm thấy 2 con chuột chũi vàng De Winton.

Loài chuột chũi vàng này khá giống với những sinh vật khác cùng loài nên các nhà nghiên cứu đã mất một khoảng thời gian để phân tích ADN trước khi công bố phát hiện.

"Thật tốt khi loài sinh vật này vẫn chưa tuyệt chủng dù nhiều người không biết chắc rằng chúng còn sống ngoài tự nhiên hay không", Cobus Theron, chuyên gia tại EWT và là thành viên của nhóm tìm kiếm, cho biết.

Trong tương lai, nhóm nghiên cứu sẽ xác minh khu vực chuột chũi vàng De Winton thường sinh sống, xây dựng một khu bảo tồn để những loài như vậy có thể tiếp tục tồn tại.

Nguồn: [Link nguồn]

Sự thật về loại sinh vật được mệnh danh là “xấu xí“ nhất hành tinh

Năm 2003, cá giọt nước blobfish được “trao vương miện“ là sinh vật “xấu xí nhất thế giới“, danh hiệu này vẫn được nó bảo vệ cho tới ngày nay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MINH AN - Guardian ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN