Sự thật về loại sinh vật được mệnh danh là "xấu xí" nhất hành tinh

Cá blobfish, có tên tiếng Việt là cá giọt nước, danh pháp khoa học là Psychrolutes marcidus chắc hẳn không phải một hình ảnh quá xa lạ với nhiều người. Nó xuất hiện trong không ít hình ảnh biếm họa trên khắp Internet vì hình dáng kỳ lạ của mình.

"Mr Blobby"  được Kerryn Parkinson chụp hình trong chuyến thám hiểm NORFANZ năm 2003, theo IFL Science. Năm 2013, ảnh chụp Mr Blobby được dùng làm hình đại diện cho cá giọt nước trong cuộc bình chọn sinh vật xấu nhất thế giới. Cá giọt nước sau đó trở thành linh vật chính thức của Hiệp hội bảo tồn động vật xấu xí.

Danh hiệu “loài động vật xấu xí nhất thế giới” của cá giọt nước thậm chí đã được công nhận bằng một tổ chức hẳn hoi. 

Danh hiệu “loài động vật xấu xí nhất thế giới” của cá giọt nước thậm chí đã được công nhận bằng một tổ chức hẳn hoi. 

Cá giọt nước (Psychrolutes marcidus) là loài cá biển sâu sống trong bóng tối ở cách mặt nước 600 - 1.200 mét. Chúng không bao giờ bơi lên độ sâu 300 mét, trừ khi bị đánh bắt.

Nhiếp ảnh gia Kerryn Parkinson là người từng chụp bức ảnh về loài cá kỳ lạ này. Nhưng thực ra, nó không tới mức xấu như những gì con người nhìn thấy. Sự thật là, chúng có ngoại hình khác biệt bởi môi trường sống hoàn toàn khác với trên mặt đất, dẫn tới hình dạng quái dị.

 Cá giọt nước mang hình dáng khiến người ta phải ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên. 

 Cá giọt nước mang hình dáng khiến người ta phải ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên. 

Loài sinh vật này vốn sống ở vùng biển sâu phía nam Australia, Tasmania, và New Zealand. Chúng sống sâu hàng nghìn mét dưới đáy đại dương, nơi ánh sáng mặt trời không thể chạm tới. Tại độ sâu này, loài cá giọt nước phải chịu đựng mức áp suất khổng lồ. Cơ thể chúng phải tiến hóa để thích nghi với áp suất đó. Ví dụ như xương, thịt của cá giọt nước rất dẻo và mềm, sao cho không bị áp suất cực lớn đè nát.

"Giữa lớp da nhũn và các cơ của cá giọt nước có rất nhiều chất lỏng. Dưới da còn một lớp thịt dày và sền sệt. Nếu bạn cầm vào đuôi con cá này, nó sẽ chảy về phía đầu", ông David L. Stein, nhà sinh vật học biển sâu của Đại học bang Oregon (Mỹ), cho biết. Trước đó, vào những năm 1970, nhà sinh vật học này từng mổ 19 con cá giọt nước để nghiên cứu.

Nó sở hữu da màu trắng sữa ngả hồng, cả cơ thể phồng rộp lên, trĩu xuống. Khi nhìn trực diện gương mặt, cá giọt nước càng kỳ dị hơn. Chú cá này lúc nào trông cũng như bị “phồng rộp”.

Nó sở hữu da màu trắng sữa ngả hồng, cả cơ thể phồng rộp lên, trĩu xuống. Khi nhìn trực diện gương mặt, cá giọt nước càng kỳ dị hơn. Chú cá này lúc nào trông cũng như bị “phồng rộp”.

Nhà sinh vật người Mỹ tìm thấy rất nhiều loại thức ăn và cả những thứ không phải thức ăn trong những con ông từng mổ xác. Ông thấy có cả bút biển, sao biển đuôi rắn, cua ẩn sĩ, hải quỳ, túi nhựa, thậm chí cả chiếc mỏ của bạch tuộc.

Do phần cơ thể chứa đầy nước đã tạo độ nổi cho sinh vật. Điều này rất quan trọng vì chúng không có bong bóng - một khoang rỗng chứa đầy khí. Phần lớn các loài cá sử dụng khoang này để kiểm soát lực nổi. Nhưng cá giọt nước thiếu bộ phận này, bởi nếu có sẽ bị vỡ dưới áp suất cực cao.

Thực chất, trong môi trường hàng ngàn mét sâu dưới đáy biển cá giọt nước có hình dáng giống với nhiều loại cá khác.

Thực chất, trong môi trường hàng ngàn mét sâu dưới đáy biển cá giọt nước có hình dáng giống với nhiều loại cá khác.

Được biết, khi bị đưa ra khỏi môi trường quen thuộc là hàng ngàn mét sâu dưới đáy biển, cả cơ thể cá giọt nước sẽ ngay lập tức bị chảy xệ xuống. Do phải chịu chênh lệch áp suất đột ngột, chúng cũng sẽ bị thương và đôi khi là vỡ nội tạng, nổ mắt và chết.

Nói cách khác, chỉ khi bị con người đánh bắt lên, cá giọt nước mới bị “phình” ra và trở nên xấu xí, khó coi như những gì chúng ta đã thấy. Còn thực sự khi được ở dưới đáy biển, môi trường thuộc về nó, cá giọt nước sở hữu hình dáng không hề xấu đến vậy mà trông giống như nhiều loài cá thông thường khác.

Thực chất, cá giọt nước vốn không hề khó coi như trong những hình ảnh chúng ta thấy.

Thực chất, cá giọt nước vốn không hề khó coi như trong những hình ảnh chúng ta thấy.

Mẫu vật Mr Blobby đang được ngâm rượu trong một chiếc bình đặt trong bộ sưu tập cá của Bảo tàng Australia.

Nguồn: [Link nguồn]

Mỹ: Loài cá châu Á tái xuất gây lo ngại, nếu phát hiện ”cần bỏ ngay vào tủ đông lạnh”

Các nhà khoa học và chuyên gia về động vật hoang dã nói rằng đối với loài cá có thể sống sót trên cạn nhiều ngày, muốn chúng chết hẳn thì có một giải pháp được đưa ra...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thùy Dung (T/h) ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN