Myanmar: Bà Suu Kyi dính thêm cáo buộc, có thể bị giam đến cuối đời mà không xét xử

Khin Maung Zaw – luật sư của bà Aung San Suu Kyi – cho biết, lãnh đạo Myanmar vừa bị cảnh sát cáo buộc thêm tội danh mới và đối mặt với nguy cơ bị giam giữ cho tới cuối đời mà không cần qua xét xử.

Một nhóm phụ nữ hóa trang thành ma sơ để thu hút người biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar (ảnh: Reuters)

Một nhóm phụ nữ hóa trang thành ma sơ để thu hút người biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar (ảnh: Reuters)

Hôm 16.2, luật sư Khin Maung Zaw cho biết, ông vừa làm việc với thẩm phán tại thủ đô Naypyitaw về vụ việc bà Suu Kyi bị bắt giữ.

Theo luật sư Maung Zaw, bà Suu Kyi vừa bị cảnh sát cáo buộc vi phạm Điều 25 của Luật Quản lý Thiên tai. Cụ thể, bà Suu Kyi bị cáo buộc vi phạm quy định về hạn chế tiếp xúc xã hội trong dịch Covid-19.

Tổng thống Myanmar Win Myint cũng bị cáo buộc tương tự.

Trước đó, bà Suu Kyi bị buộc tội sở hữu bộ đàm nhập khẩu từ nước ngoài trái quy định.

Hình phạt tối đa đối với hành vi vi phạm kiểm dịch Covid-19 ở Myanmar là 3 năm tù giam. Tuy nhiên, quân đội Myanmar vừa ban hành Bộ luật Hình sự mới, cho phép giam giữ một người vô thời hạn để “phục vụ điều tra” mà không cần lệnh từ tòa án.

Cáo buộc mới nhằm vào bà Suu Kyi được cho là có thể khiến phong trào biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar trở nên gay gắt hơn nữa.

Hôm 16.2, quân đội Myanmar cho rằng cuộc đảo chính ngày 1.2 là “phù hợp” và cam kết sẽ tổ chức một cuộc bầu cử vào năm sau để xây dựng chính quyền dân sự mới.

“Mục tiêu của chúng tôi là tổ chức một cuộc bầu cử và trao lại quyền lực cho bên chiến thắng. Chúng tôi đảm bảo cuộc bầu cử sẽ được tổ chức”, Zaw Min Tun – phát ngôn viên quân đội Myanmar – phát biểu.

Xe tăng chạy trên đường phố Myanmar giờ đã là chuyện bình thường (ảnh: SCMP)

Xe tăng chạy trên đường phố Myanmar giờ đã là chuyện bình thường (ảnh: SCMP)

Trong bài phát biểu, chính quyền quân sự cũng tiết lộ tình hình của bà Suu Kyi.

“Họ không giống như bị bắt, mà đang ở nhà của mình. Chúng tôi đang giữ Aung San Suu Kyi và Win Myint tại một nơi an toàn để bảo vệ họ. Họ đều khỏe”, phát ngôn viên Zaw Min Tun nói.

Ông Zaw Min Tun tiết lộ, bà Suu Kyi có thể bị cáo buộc thêm tội danh thứ ba – rửa tiền.

Các cuộc biểu tình phản đối đảo chính và đòi trả tự do cho bà Suu Kyi ở Myanmar vẫn tiếp diễn ở nhiều thành phố lớn như Yangon, Naypyitaw.

Người biểu tình thậm chí còn kéo đến trụ sở đại sứ quán Trung Quốc để bày tỏ sự phản đối. Nhiều người Myanmar tỏ ra tức giận và cáo buộc Trung Quốc “tiếp tay” cho chính quyền quân sự.

“Một số người đã kích động biểu tình và gây áp lực bất hợp pháp khiến công chức phải nghỉ việc. Chúng tôi cũng ghi nhận nhiều vụ tấn công nhằm vào cảnh sát, chính quyền”, ông Zaw Min Tun nói.

Tuy nhiên, trong một cuộc biểu tình gần đây ở Yangon, một phụ nữ đã bị cảnh sát bắn vào đầu.

“Chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn tất cả thông tin về những gì người phụ nữ đó đã làm với cảnh sát”, ông Zaw Min Tun nói và từ chối tiết lộ người phụ nữ biểu tình bị trúng đạn thật hay đạn cao su.

Nguồn: [Link nguồn]

Quốc gia ĐNA trục xuất người Myanmar sau vụ đảo chính quân sự

Hôm 15.2, quốc gia Đông Nam Á này tuyên bố trục xuất 1.200 công dân Myanmar. Quyết định trên đưa ra chỉ vài tuần sau khi Myanmar...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – SCMP ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN