Mỹ rơi vào thế bị cô lập ở Liên Hợp Quốc

Sau khi Nga bị cô lập về ngoại giao tại Liên Hợp quốc (LHQ) vì chiến dịch quân sự ở Ukraine, Mỹ hiện nay rơi vào tình trạng tương tự vì ủng hộ chiến dịch tấn công của Israel vào Dải Gaza.

Phó đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Quốc, Robert Wood, trong phiên họp của Hội đồng Bảo an, ngày 8/12/2023. (Ảnh: AP)

Phó đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Quốc, Robert Wood, trong phiên họp của Hội đồng Bảo an, ngày 8/12/2023. (Ảnh: AP)

Ngày 12/12, hơn 3/4 trong tổng số 193 thành viên Đại hội đồng LHQ ủng hộ nghị quyết yêu cầu ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức ở Dải Gaza. Vài ngày trước đó, Mỹ phủ quyết nghị quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ.

Sau cuộc bỏ phiếu, Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia phát biểu trước Đại hội đồng: “Với quyền phủ quyết của mình, Mỹ về cơ bản đã cấp giấy phép giết người và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với mỗi nạn nhân mới của cuộc xung đột ở Dải Gaza”.

Nghị quyết của Đại hội đồng được thông qua với sự ủng hộ áp đảo của 153 quốc gia, trong khi Mỹ, Israel và 8 quốc gia khác bỏ phiếu chống và 23 quốc gia bỏ phiếu trắng.

Trước cuộc bỏ phiếu, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng Israel đang mất đi sự ủng hộ của quốc tế trong chiến dịch tấn công loại trừ Hamas vì "ném bom bừa bãi".

Cơ quan y tế Dải Gaza cho biết, 18.608 người đã thiệt mạng và 50.594 người bị thương từ khi Israel triển khai chiến dịch tấn công đáp trả cách đây 2 tháng.

Các nghị quyết của Đại hội đồng LHQ không có tính ràng buộc pháp lý, nhưng mang sức nặng chính trị, phản ánh quan điểm toàn cầu về cuộc xung đột.

Khi được hỏi liệu Washington có cảm thấy bị cô lập về mặt ngoại giao hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Matthew Miller phát biểu ngày 13/12 rằng “lâu nay vẫn có việc các nghị quyết liên quan đến nhà nước Israel tại Đại hội đồng nhận được số phiếu khá áp đảo”.

“Một trong những điều mà chúng tôi vẫn nghe từ các đối tác trong khu vực và các nước trên thế giới là sự lãnh đạo không thể thiếu của Mỹ đối với vấn đề này”, ông Miller nói.

Trước đó, Nga cũng bị cô lập tại Đại hội đồng vì triển khai chiến dịch quân sự vào Ukraine từ tháng 2/2022.

LHQ đã thông qua 6 nghị quyết về cuộc xung đột Ukraine trong năm đầu tiên để chỉ trích và yêu cầu Nga rút quân.

Đến nay, một số nhà ngoại giao cho biết, uy tín của Mỹ trong việc tập hợp ủng hộ tại LHQ đối với các vấn đề như Ukraine có thể đã bị tổn hại vì việc nước này che chắn cho Israel.

Nguồn: [Link nguồn]

Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết phản đối Mỹ cấm vận kinh tế Cuba

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu thông qua nghị quyết phản đối việc Mỹ cấm vận kinh tế Cuba, với 187 phiếu thuận.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tú Linh - Reuters ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN