Mỹ "lật bài" với Ukraine

Sự kiện: Tin tức Mỹ

Ngày 27-1, Tổng thống Mỹ Joe Biden điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, cam kết ủng hộ Kiev giữa lúc căng thẳng với Nga. Thế nhưng, một quan chức Ukraine tiết lộ cuộc điện đàm “không diễn ra tốt đẹp”.

Theo thông cáo của Nhà Trắng, khi điện đàm với Tổng thống Zelensky, Tổng thống Biden "tái khẳng định Washington sẵn sàng cùng các đồng minh và đối tác phản ứng quyết đoán nếu Nga tấn công sâu vào Ukraine".

Ông Biden nhấn mạnh Mỹ cam kết ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine. Theo ông Biden, Mỹ đang nghiên cứu các biện pháp kinh tế vĩ mô tiếp sức cho Ukraine giữa áp lực kinh tế vì đợt tăng cường hiện diện quân sự của Nga sát biên giới và các vùng lân cận.

Tuy nhiên, Tổng thống Biden cho biết Ukraine sẽ không nhận được nhiều sự trợ giúp quân sự hơn, bao gồm cả việc tái khẳng định sẽ không có quân đội Mỹ nào được triển khai ở đó, cũng như sẽ không có các biện pháp trừng phạt phủ đầu đối với Nga hoặc bất kỳ xúc tiến nào với NATO.

Một quân nhân đi dọc chiến hào trên lãnh thổ do các chiến binh thân Nga kiểm soát gần Spartak, Ukraine. Ảnh: AP

Một quân nhân đi dọc chiến hào trên lãnh thổ do các chiến binh thân Nga kiểm soát gần Spartak, Ukraine. Ảnh: AP

Bên cạnh đó, trước những lời chỉ trích của Ukraine về quyết định kêu gọi công dân Mỹ rời Ukraine, Tổng thống Biden nói với Tổng thống Zelensky rằng đại sứ quán "vẫn mở và hoạt động bình thường".

Sau đó, Tổng thống Zelensky đăng trên Twitter cho biết ông cùng người đồng cấp Mỹ điện đàm khá lâu, tập trung vào những nỗ lực ngoại giao thời gian qua nhằm giảm căng thẳng khu vực, hai bên "thống nhất các hành động chung cho tương lai".

Ông Zelensky gửi lời cảm ơn đến ông Biden về những đợt viện trợ vũ khí. Lãnh đạo hai nước còn thảo luận về khả năng tăng cường hỗ trợ tài chính từ Mỹ đến Ukraine.

Trong khi đó, một quan chức Ukraine nói với đài CNN rằng cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Ukraine "không diễn ra tốt đẹp".

Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho biết trong một cuộc họp báo rằng quân đội từ Pháo đài Bragg, Pháo đài Carson và Pháo đài Campbell đã được đặt trong tình trạng báo động cao độ để triển khai đến Đông Âu khi căng thẳng trong khu vực gia tăng.

Mỹ kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp công khai về các Washington khẳng định là "hành vi đe dọa" của Nga. Ảnh: Bộ Nội vụ Ukraine

Mỹ kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp công khai về các Washington khẳng định là "hành vi đe dọa" của Nga. Ảnh: Bộ Nội vụ Ukraine

Song song đó, Mỹ kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp công khai về điều mà Washington khẳng định là "hành vi đe dọa" của Nga và việc Moscow điều động quân tới biên giới Ukraine và Belarus.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield ngày 27-1 nhấn mạnh "Nga đang tham gia vào các hành động gây bất ổn khác nhằm vào Ukraine, gây ra mối đe dọa rõ ràng đối với hòa bình, an ninh quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc". Do đó, "cần sự chú ý đầy đủ của hội đồng và chúng tôi mong muốn được thảo luận trực tiếp, có mục đích vào ngày 31-1".

Theo Reuters, bất cứ thành viên Hội đồng Bảo an nào cũng có thể kêu gọi một cuộc bỏ phiếu theo thủ tục để chặn cuộc họp. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Liên Hiệp Quốc cho biết nỗ lực chặn một cuộc họp ngày 31-1 nhiều khả năng sẽ không có tác dụng.

Mỹ và các đồng minh nhiều tháng qua cảnh báo Nga đang lên kế hoạch tấn công Ukraine khi nước này điều động ít nhất 100.000 quân tới gần biên giới. Moscow bác bỏ cáo buộc này, khẳng định Washington và phương Tây chỉ đang làm phức tạp thêm tình hình.

Nhiều vòng đàm phán đã diễn ra về cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine nhưng không có bất cứ đột phá nào. Tuy nhiên, cả liên minh quân sự NATO do Mỹ dẫn đầu và Nga đều để ngỏ cánh cửa đối thoại.

Nguồn: [Link nguồn]

Điều gì khiến ông Putin đột ngột im lặng về khủng hoảng Ukraine?

Giữa tất cả những lo lắng và phỏng đoán trong tháng này về ý định của Tổng thống Nga Vladimir Putin với Ukraine, ông...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huệ Bình ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN