Mỹ lập mạng lưới “tai mắt” trên bầu trời giám sát tên lửa siêu thanh Trung Quốc

Mỹ có kế hoạch phóng 150 vệ tinh vào quỹ đạo, chuyên theo dõi các hoạt động quân sự của Trung Quốc.

Mạng lưới vệ tinh giúp Mỹ dễ dàng hơn trong việc đánh chặn các vũ khí siêu thanh Trung Quốc.

Mạng lưới vệ tinh giúp Mỹ dễ dàng hơn trong việc đánh chặn các vũ khí siêu thanh Trung Quốc.

Theo SCMP, cơ quan Phát triển Vũ trụ Mỹ (SDA) thông báo đang tìm đối tác thiết kế và chế tạo 8 vệ tinh có cảm biến hồng ngoại, chuyên dùng để theo dõi các vũ khí siêu thanh.

Các vệ tinh này sẽ là một phần trong nhóm 20 vệ tinh sẵn sàng phóng vào quỹ đạo vào năm 2022. Đây sẽ là bước đầu tiên trong việc thiết lập mạng lưới vệ tinh hoạt động ở tầm thấp trong quỹ đạo Trái đất.

Tổng cộng có khoảng 150 vệ tinh nằm trong mạng lưới cho đến năm 2024.

He Qisong, chuyên gia về quốc phòng vũ trụ tại Đại học Thượng Hải, nói các vệ tinh giúp quân đội Mỹ theo dõi chặt chẽ hoạt động của các vũ khí siêu thanh Trung Quốc, cũng như Nga.

Theo các chuyên gia, theo dõi các vũ khí chiến lược Trung Quốc là cơ sở để Mỹ kịp thời phản ứng, đánh chặn các mục tiêu tiềm ẩn nguy cơ đe dọa đến lãnh thổ Mỹ.

Ông He cho rằng đối tác tiềm năng của SDA có thể là là công ty công nghệ vũ trụ SpaceX của tỷ phú Elon Musk. SpaceX hiện đang theo đuổi dự án tham vọng phóng tới 42.000 vệ tinh vào vũ trụ để thiết lập mạng lưới internet không dây mang tên Starlink.

Theo ông He, mạng lưới vệ tinh mà SDA đề xuất là một phần trong chiến lược phòng thủ tên lửa mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đề ra hồi năm ngoái.

SDA được thành lập hồi tháng 3 năm ngoái trước những chỉ trích rằng quân đội Mỹ đang tụt hậu trong ngành công nghiệp vũ trụ.

SDA có trách nhiệm sử dụng các công nghệ không gian hàng đầu, củng cố năng lực của binh chủng không gian – lực lượng mới được thành lập hồi tháng 12.

“Lầu Năm Góc đang muốn sử dụng các công nghệ dân sự để đảm bảo năng lực kiểm soát các tài sản trong vũ trụ”, ông He nói.

Tên lửa siêu thanh có thể trang bị đầu đạn hạt nhân là vũ khí uy lực Trung Quốc đang ưu tiên phát triển. Năm 2019, Bắc Kinh lần đầu công khai tên lửa đạn đạo mang đầu đạn siêu thanh DF-17.

Đầu đạn siêu thanh cũng có thể được Trung Quốc trang bị cho các tên lửa đạn đạo liên lục địa, mở rộng tầm bắn đến bất kì nơi nào trên lãnh thổ Mỹ.

"Lực lượng quân sự phương Tây chưa có tên lửa nào có sức mạnh tương đương", Giám đốc chương trình an ninh quốc tế tại Viện Lowy ở Sydney, Australia là Sam Roggeveen nói. "Trong một số lĩnh vực công nghệ quân sự, Trung Quốc đang đi trước bất kỳ quốc gia phương Tây nào".

Nguồn: [Link nguồn]

Tên lửa siêu thanh Trung Quốc đe dọa an ninh khu vực thế nào?

Theo chuyên gia quân sự, một trong những mối nguy hiểm hàng đầu của tên lửa siêu thanh Trung Quốc là khả năng xuyên thủng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Daily Star ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN