Xung đột Nga - Ukraine và những con số

Một năm sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, cuộc xung đột tiếp tục gây ra thiệt hại lớn cho cả hai bên.

Thương vong quân sự

Cả Nga và Ukraine đều không chính thức công bố con số thương vong, nhưng cả hai nước được cho là đã chịu tổn thất lớn trên chiến trường kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ngày 24/2/2022.

Dữ liệu do Ukraine tổng hợp cho thấy, trong hai tháng đầu năm nay, Nga có thể đã phải chịu một số thương vong cao. Các lực lượng Ukraine ở tiền tuyến nói với CBS News rằng, trong một số trận đánh, các chỉ huy Nga đã tung quân hết đợt này đến đợt khác.

Trước đây, Liên Xô mất tổng cộng 15.000 quân trong toàn bộ cuộc xung đột kéo dài 10 năm ở Afghanistan (từ năm 1979 đến năm 1989).

Phía Ukraine tuyên bố, trung bình có 824 binh sĩ Nga thiệt mạng mỗi ngày vào tháng 2. Dù con số này không thể được xác minh độc lập, nhưng phân tích chung được Chính phủ Anh hỗ trợ ước tính rằng, trong tháng này 175.000 - 200.000 quân nhân Nga tử trận hoặc bị thương, cụ thể là 40.000-60.000 người thiệt mạng.

Các cơ quan tình báo Anh ước tính, tập đoàn tư nhân Wagner của Nga đã đưa một số lượng lớn lính đánh thuê, bao gồm người bị kết án được tuyển mộ từ các nhà tù, đến tiền tuyến ở Ukraine, và đã phải chịu thương vong lên tới 50%.

Nga không thắng, bất kể họ làm chủ bao nhiêu phần lãnh thổ Ukraine. Ukraine cũng vậy, dù họ có thể đẩy toàn bộ lực lượng Nga ra khỏi biên giới. Ở Nga và Ukraine, gần 1 năm qua, mỗi ngày lại có thêm những người vợ mất chồng, người con mất cha, là cảnh chia ly, là đất nước bị tàn phá, là thù hằn dân tộc, là dấu chấm hết cho mối quan hệ duyên nợ giữa hai nước từng chung mái nhà liên bang.

Mộ của các chiến binh thuộc nhóm lính đánh thuê Wagner trong một nghĩa trang gần làng Bakinskaya, vùng Krasnodar, Nga (Ảnh chụp ngày 22/1/2023). Ảnh: Stringer.

Mộ của các chiến binh thuộc nhóm lính đánh thuê Wagner trong một nghĩa trang gần làng Bakinskaya, vùng Krasnodar, Nga (Ảnh chụp ngày 22/1/2023). Ảnh: Stringer.

Tháng 12/2022, một cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng, khoảng 13.000 binh sĩ Ukraine thiệt mạng từ khi xung đột bùng phát, BBC News đưa tin.

Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, từ khi xung đột bắt đầu, ít nhất 7.199 thường dân Ukraine đã thiệt mạng và 11.756 người bị thương, với hầu hết thương vong là do vũ khí nổ.

Liên Hợp Quốc cho rằng, con số thương vong thực tế có thể cao hơn nhiều vì rất khó thu thập thông tin từ các khu vực đang có giao tranh ác liệt.

Cư dân thành phố Bucha của Ukraine xem phần còn lại của một chiếc xe tăng Nga bị phá hủy sau khi xung đột bùng phát (Ảnh chụp ngày 22/2/2023). Ảnh: Anadolu Agency.

Cư dân thành phố Bucha của Ukraine xem phần còn lại của một chiếc xe tăng Nga bị phá hủy sau khi xung đột bùng phát (Ảnh chụp ngày 22/2/2023). Ảnh: Anadolu Agency.

Thành phố Kharkov của Ukraine sau một trận không kích hôm 25/3/2022. Ảnh: The Los Angeles Times.

Thành phố Kharkov của Ukraine sau một trận không kích hôm 25/3/2022. Ảnh: The Los Angeles Times.

Các kỹ thuật viên pháp y khai quật thi thể của dân thường mà các quan chức Ukraine cho rằng đã bị thiệt mạng trong xung đột Nga-Ukraine. Ảnh: Reuters.

Các kỹ thuật viên pháp y khai quật thi thể của dân thường mà các quan chức Ukraine cho rằng đã bị thiệt mạng trong xung đột Nga-Ukraine. Ảnh: Reuters.

Người tị nạn

Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, hơn 8 triệu người Ukraine đã rời khỏi đất nước, trở thành người tị nạn trên khắp châu Âu từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt. Ước tính, hơn 5,3 triệu người khác vẫn đang phải sơ tán trong nội địa Ukraine.

Người dân Ukraine tụ tập dưới một cây cầu khi họ cố gắng sơ tán qua sông Irpin ở ngoại ô Kiev vào ngày 5/3/2022. Cầu đã bị phá hủy để ngăn lực lượng Nga tiến vào thủ đô Ukraine. Ảnh: AP.

Người dân Ukraine tụ tập dưới một cây cầu khi họ cố gắng sơ tán qua sông Irpin ở ngoại ô Kiev vào ngày 5/3/2022. Cầu đã bị phá hủy để ngăn lực lượng Nga tiến vào thủ đô Ukraine. Ảnh: AP.

Theo các cuộc phỏng vấn được thực hiện với hơn 43.000 người tị nạn Ukraine, đa số những người chạy trốn khỏi đất nước đã bị tách khỏi những thành viên gia đình, thường là do Ukraine cấm đàn ông trong độ tuổi chiến đấu rời khỏi Ukraine. Sau khi Nga đưa quân qua biên giới, Ukraine tuyên bố áp dụng hệ thống thiết quân luật.

Nhóm người tị nạn lớn nhất là phụ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 59, tiếp theo là trẻ em từ 5 đến 17 tuổi.

Một tòa nhà ở bị hư hại sau một cuộc tấn công bằng tên lửa vào ngày 14/1/2023 tại thành phố Dnipro của Ukraine. Ảnh: Global Images Ukraine.

Một tòa nhà ở bị hư hại sau một cuộc tấn công bằng tên lửa vào ngày 14/1/2023 tại thành phố Dnipro của Ukraine. Ảnh: Global Images Ukraine.

Viện trợ quân sự

Mỹ từ lâu đã là nhà cung cấp viện trợ quốc gia lớn nhất cho Ukraine. Từ ngày 24/1/2022 đến tháng 2/2023, Chính phủ Mỹ cam kết viện trợ quân sự hơn 29,8 tỷ USD.

Theo Viện Kinh tế Thế giới Kiel, một tổ chức tư vấn của Đức, Mỹ cũng đã cam kết viện trợ tài chính khoảng 16 tỷ USD và viện trợ nhân đạo 10,5 tỷ USD.

Theo Viện Kiel, vào cuối năm ngoái, các khoản đóng góp kết hợp của EU đã vượt quá sự hỗ trợ của Mỹ.

Binh sĩ Ukraine bắn vào các vị trí của lực lượng Nga từ một khẩu lựu pháo M777 do Mỹ cung cấp ở vùng Donetsk phía Đông Ukraine, ngày 18/6/2022. Ảnh: AP.

Binh sĩ Ukraine bắn vào các vị trí của lực lượng Nga từ một khẩu lựu pháo M777 do Mỹ cung cấp ở vùng Donetsk phía Đông Ukraine, ngày 18/6/2022. Ảnh: AP.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang - Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, bày tỏ quan ngại về tình hình xung đột tại Ukraine trong một năm qua cũng như trước diễn biến đáng lo ngại gần đây, hậu quả của cuộc xung đột, mất mát to lớn về người và của, cơ sở hạ tầng và tác động tiêu cực đối với khu vực, thế giới và các nỗ lực chung trong thúc đẩy hợp tác quốc tế, ứng phó với các thách thức toàn cầu.

Trước tình hình đó, Việt Nam nhấn mạnh sự cần thiết tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, nhất là các nguyên tắc cơ bản quan trọng hàng đầu là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực.

Việt Nam khẩn thiết kêu gọi các bên chấm dứt chiến sự, tránh hành động leo thang căng thẳng, nối lại đối thoại, đàm phán để tìm giải pháp hòa bình toàn diện, thỏa đáng, lâu dài cho các bất đồng trên cơ sở phù hợp và tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, có tính đến lợi ích, quan tâm chính đáng của các bên liên quan, vì hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.

Bên cạnh đó, Việt Nam cho rằng cộng đồng quốc tế cần tăng cường bảo vệ an ninh, an toàn của người dân, bảo đảm những nhu cầu cấp bách của người dân chịu ảnh hưởng bởi chiến sự, bảo vệ và duy trì các cơ sở dân sự, nhất là cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống của người dân.

Việt Nam kêu gọi LHQ, các nước, các tổ chức và đối tác quốc tế tiếp tục gia tăng nỗ lực để viện trợ, cứu trợ người dân bị ảnh hưởng bởi xung đột, đồng thời ủng hộ vai trò, nỗ lực của LHQ và Tổng thư ký LHQ trong tìm kiếm giải pháp hòa bình.

Việt Nam khẳng định sẵn sàng đóng góp trong khả năng của mình vào nỗ lực ngoại giao, tái thiết, hồi phục, cứu trợ ở Ukraine

Nguồn: [Link nguồn]

Một năm sau xung đột Ukraine: 3 kịch bản có thể xảy ra tiếp theo

Trong một năm qua, cuộc xung đột tại Ukraine đã tạo ra nhiều "bất ngờ" cả về mặt quân sự, ngoại giao và chiến lược.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái An (CBS, BBC) ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN