Một huyện tại Trung Quốc áp dụng mức trần với tiền thách cưới

SCMP đưa tin, mới đây, huyện Sùng Nghĩa ( thuộc Giang Tây, Trung Quốc) đã đưa ra chính sách giới hạn số tiền thách cưới ở mức 39.000 nhân dân tệ (hơn 133 triệu đồng).

Nhiều tỉnh thành tại Trung Quốc vẫn tồn tại nạn "hét giá" sính lễ . Ảnh: SPH

Nhiều tỉnh thành tại Trung Quốc vẫn tồn tại nạn "hét giá" sính lễ . Ảnh: SPH

Đi cùng với chính sách này là những chương trình hỗ trợ các cặp vợ chồng mới cưới. Theo đó, các cặp đôi sẽ được ưu tiên đăng ký vào trường mẫu giáo và trường học địa phương cho những đứa con của họ sau này.

Các gia đình sẽ được quyền khám sức khỏe miễn phí một lần tại bệnh viện địa phương, mua vé xe buýt miễn phí trong một năm, cùng các ưu đãi khi ghé thăm các điểm du lịch địa phương.

Ngoài ra, một loạt chương trình giảm giá khi các cặp đôi tổ chức tiệc cưới, chụp ảnh cưới, mua nội thất cũng được áp dụng.

Đặc biệt, giấy khen sẽ được trao cho bố mẹ cô dâu, chú rể để chứng tỏ họ đã góp phần cải cách hủ tục hôn nhân.

Thách cưới, một phong tục quan trọng có từ xa xưa ở Trung Quốc, là khoản sính lễ nhà trai phải mang sang gia đình cô dâu để có thể tổ chức hôn lễ.

Năm 2023, bài báo với tiêu đề "Cô gái Giang Tây đòi bạn trai Thượng Hải 18,88 triệu tệ (hơn 65 tỷ đồng) sính lễ từng " liên tục đứng đầu danh sách các chủ đề nóng của mạng xã hội Trung Quốc.

Trên phương tiện truyền thông, dư luận đều lên tiếng phản đối nạn hét giá cô dâu. Nhiều người coi đây là một truyền thống lỗi thời cần sớm chấm dứt. Chính quyền địa phương, đặc biệt ở miền Bắc Trung Quốc, đã đưa ra nhiều biện pháp ngăn cản tập tục này, coi đây là một trở ngại cho việc ổn định đời sống xã hội nông thôn.

Tuy nhiên, vấn nạn này vẫn tồn tại. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, giá cô dâu hay sính lễ mang ý nghĩa điều chỉnh quan hệ hôn nhân. Ngày nay, nó còn như một cách báo đáp công nuôi dưỡng của cha mẹ cô dâu và hỗ trợ tài chính cho cặp vợ chồng mới.

Đám cưới vẫn là gánh nặng đối với giới trẻ Trung Quốc, nhất là vùng nông thôn. Ảnh: SMCP

Đám cưới vẫn là gánh nặng đối với giới trẻ Trung Quốc, nhất là vùng nông thôn. Ảnh: SMCP

Tại các vùng nông thôn phía Bắc Trung Quốc như Hà Nam, Sơn Đông và An Huy, cha mẹ cô dâu thường không giữ sính lễ cho riêng mình vì sợ bị buộc tội "bán con gái". Thay vào đó, họ đưa lại cho cô dâu để dùng cho cuộc sống sau này.

Tương tự tại các tỉnh thuộc vùng thượng lưu sông Dương Tử như Tứ Xuyên, Hồ Bắc hay Trùng Khánh, cô dâu cũng là người giữ sính lễ. Ngoài ra, họ còn được cha mẹ ruột cho thêm của hồi môn với tài sản tương đương với nhà trai.

Tuy nhiên, ở các tỉnh thành phía Nam như Quảng Đông, Phúc Kiến hay Giang Tây, cha mẹ cô dâu là người giữ sính lễ. Họ coi khoản tiền này như hình thức "báo đáp công lao dưỡng dục". Sau đám cưới, cha mẹ chỉ đưa lại cho cô dâu một khoản nhỏ làm của hồi môn.

Một trong những lý do khiến các tỉnh thành phía Bắc có mức sính lễ cao vì cha mẹ có thói quen đưa hết tiền cho con gái. Do tiền cuối cùng đều thuộc về vợ chồng mới cưới, nên nhà gái không lo bị buộc tội "bán con gái" và thoải mái "mặc cả". Trong khi đó tại phía Nam, nếu nhà gái "đòi quá nhiều" sẽ bị nói "coi con gái như món hàng".

Các chuyên gia nhận định, tỷ lệ chênh lệch giới tính tại Trung Quốc (như năm 2022 là 104 nam: 100 nữ) là một trong những yếu tố khiến sính lễ "tăng chóng mặt".

Tình trạng sính lễ "tăng không có điểm dừng" khiến cơ hội lấy vợ của nam giới Trung Quốc bị thu hẹp là vấn đề được nhiều địa phương quan tâm.

Đơn cử như tại tỉnh Giang Tây, theo số liệu từ Cục thống kê, năm 2023, GDP tỉnh này đứng thứ 15 trong số 31 tỉnh thành. Trong khi giá sính lễ trung bình của tỉnh lên tới 250.000 tệ (khoảng 900 triệu đồng).

Các chuyên gia đã từng phân tích, cảnh báo diễn biến trên "thị trường hôn nhân" như vậy không có nghĩa là giá trị của người phụ nữ trong xã hội tăng lên mà họ càng giống "một món hàng" được mua bán.

Thực tế, nhiều cô gái sau khi kết hôn cũng phải còng lưng trả nợ cho đám cưới của chính mình, bị nhà chồng "khai thác" tối đa để... trừ nợ.

Chênh lệch giới tính cũng gây hệ quả lớn, khiến tình trạng phụ nữ bị cướp đoạt, bị xâm hại diễn ra phổ biến hơn.

Một đám cưới ở Trung Quốc. Ảnh minh họa

Một đám cưới ở Trung Quốc. Ảnh minh họa

Trước những lo ngại về sự sụt giảm dân số lần đầu tiên trong 6 thập kỷ và già hóa dân số, các quan chức đang đưa ra một loạt chính sách nhằm "mở ra một kỷ nguyên mới về hôn nhân và sinh đẻ".

Chính quyền một số địa phương bắt đầu triển khai chiến dịch tuyên truyền hướng dẫn phụ nữ chưa lập gia đình không cạnh tranh số tiền thách cưới. Một số nơi thậm chí còn áp đặt giới hạn và can thiệp trực tiếp vào các cuộc đàm phán riêng tư giữa các gia đình.

Tại Daijiapu, một thị trấn ở Đông Nam Trung Quốc, mới đây chính quyền đã tập hợp phụ nữ trong thị trấn để ký cam kết công khai từ chối mức tiền sính lễ cao. Chính quyền địa phương hy vọng mọi người sẽ từ bỏ những phong tục lạc hậu như vậy và thực hiện phần việc của mình để "bắt đầu một xu hướng văn minh mới".

Nguồn: [Link nguồn]

Hạt đậu vàng nặng 1 g và các dạng trang sức bằng vàng khác đang được giới trẻ Trung Quốc xem là khoản đầu tư an toàn nhất trong bối cảnh kinh tế bất ổn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mộc Miên (T/h) ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN