Món phụ kiện bất ngờ "gây sốt" nhất tại World Cup Qatar

Ban đầu, một số cổ động viên nước ngoài lo ngại rằng, họ có thể gây khó chịu với người dân Qatar nếu sử dụng món đồ này, nhưng thực tế lại khác xa.

Nhóm cổ động viên bóng đá đội ghutra có màu sắc sặc sỡ tại Qatar (ảnh: NY Times)

Nhóm cổ động viên bóng đá đội ghutra có màu sắc sặc sỡ tại Qatar (ảnh: NY Times)

Đội một chiếc mũ lưỡi trai in hình quốc kỳ Thụy Sĩ, Jean Marc Berger rời nhà từ Geneva đến Qatar để cổ vũ cho đội tuyển Thụy Sĩ tại vòng bảng World Cup. Tuy nhiên, khi tới sân vận động 974, ông Berger, 52 tuổi, đã thay chiếc mũ của mình bằng ghutra – loại mũ truyền thống của đàn ông trên khắp bán đảo Ả Rập.

“Tôi chưa từng nghĩ mình có thể đội chiếc mũ này”, Berger nói, chia sẻ rằng ông từng lo lắng việc người nước ngoài đội ghutra có thể khiến người Qatar khó chịu.

Nhưng hóa ra sự lo lắng của ông Berger chỉ là thừa. Hàng trăm nghìn du khách đã tới Qatar để xem thi đấu bóng đá và những chiếc ghutra với đủ màu sắc, tượng trưng cho 32 đội tuyển tham dự World Cup trở thành món hàng được tìm mua nhiều nhất.

Chiếc mũ ghutra của ông Berger có màu đỏ và trắng (màu quốc kỳ Thụy Sĩ). Giữ cố định ghutra là một agal – sợi dây màu đen hoặc trắng buộc quanh khăn trùm đầu.

Ghutra được bày bán rộng rãi ở Souq Waqif, khu chợ sầm uất trong thành phố Doha, và cả trong những trung tâm thương mại cao cấp với giá khoảng 25 USD/chiếc. Trong kỳ World Cup 2022, Doha đã trở nên rực rỡ với những chiếc ghutra được trang trí bằng màu sắc tượng trưng cho 32 đội tuyển tham dự, theo New York Times.

Người hâm mộ đội tuyển Nhật Bản đội ghutra (ảnh: NY Times)

Người hâm mộ đội tuyển Nhật Bản đội ghutra (ảnh: NY Times)

Nhiều cổ động viên nước ngoài đã đổ xô đến các cửa hàng lưu niệm và tìm mua ghutra, theo Al Jazeera. Không khó để bắt gặp cổ động viên đội ghutra trên các khán đài của sân vận động.

“Giá của chiếc mũ này khá phải chăng và ai cũng muốn có một cái”, một du khách người Brazil nói.

“Ghutra đang bán rất chạy”, Ali – chủ một cửa hàng bán ghutra nhiều màu sắc ở Doha, nói.

“Chúng tôi bị bất ngờ khi chúng bán chạy đến vậy”, Ali nói, nhấn mạnh rằng lượng khách hàng vượt ngoài kỳ vọng của ông.

Theo Ali, khách hàng từ Mỹ, Canada, Brazil… đến cửa hàng của mình rất đông.

“Chúng tôi chỉ đặt hàng 500 chiếc ghutra in màu đội tuyển Ecuador. Chúng tôi đã đánh giá thấp nhu cầu của khách hàng. Có hàng nghìn vị khách”, Ali nói.

Ghutra in hình quốc kỳ Brazil bán ở Qatar (ảnh: NY Times)

Ghutra in hình quốc kỳ Brazil bán ở Qatar (ảnh: NY Times)

Một cổ động viên bóng đá Mỹ đội ghutra có màu sắc dựa theo quốc kỳ Mỹ (ảnh: NY Times)

Một cổ động viên bóng đá Mỹ đội ghutra có màu sắc dựa theo quốc kỳ Mỹ (ảnh: NY Times)

Hawas Alayed, người hâm mộ bóng đá đến từ Ả Rập Saudi, cho biết, anh không lo ngại chuyện một số du khách nước ngoài có thể đội ghutra sai cách. Lý do là họ mới làm quen với chiếc mũ đặc trưng này không lâu. Theo Alayed, người Ả Rập nên tự hào khi người nước ngoài đón nhận văn hóa vùng Vịnh.

“Không thành vấn đề”, Ahmed al-Balooshi, một người Qatar, nói về việc người nước ngoài đội mũ trùm đầu ghutra.

“Chúng tôi mời mọi người đến đây và ghutra là một phần văn hóa chúng tôi muốn quảng bá. Nó là món đồ rất hữu ích khi trời nắng nóng”, Ahmed al-Balooshi nói.

Trong kỳ World Cup 2022, Qatar chọn La'eeb làm linh vật (la'eeb tiếng Ả Rập có nghĩa là cầu thủ siêu kỹ năng). La'eeb được lấy ý tưởng từ chiếc mũ ghutra và khiến nhiều du khách nước ngoài tò mò, thích thú. Mũ ghutra vì vậy cũng bán chạy hơn, theo New York Times.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhật Bản là ”đất nước Mặt trời mọc”, vì sao đội tuyển bóng đá lại mặc áo xanh?

Nhiều đội tuyển quốc gia Nhật Bản thi đấu các môn như bóng chuyền, bóng ném đều sử dụng áo đấu màu đỏ (màu đại diện cho sắc mặt trời đỏ trên quốc kỳ Nhật), nhưng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam - New York Times ([Tên nguồn])
World Cup 2026 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN