Lý do tàu chở dầu cho Ấn Độ đi qua Biển Đỏ không bị lực lượng Houthi tấn công

Các tàu chở dầu cho Ấn Độ đi qua Biển Đỏ không bị lực lượng Houthi ở Yemen nhắm đến nhờ vào ảnh hưởng của Nga, theo RT.

Một tàu hàng đi qua kênh đào Suez ở Ai Cập để vào Biển Đỏ.

Một tàu hàng đi qua kênh đào Suez ở Ai Cập để vào Biển Đỏ.

Kể từ tháng 11/2023, lực lượng Houthi ở Yemen đã phát động chiến dịch tấn công bằng tên lửa tầm xa và máy bay không người lái (UAV) tự sát nhằm vào các tàu chở hàng có liên hệ với Mỹ, Anh và Israel. Ước tính khoảng 40 tàu đã bị Houthi đánh trúng, hầu hết ở Biển Đỏ.

Theo RT, chiến thuật của Houthi không phải là hoàn toàn mới. Trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq vào những năm 1980, hai nước đã tích cực nhắm tới tàu chở dầu của nhau khi các tàu này đi qua eo biển Hormuz.

Houthi được biết đến là lực lượng được Iran hậu thuẫn, áp dụng chiến thuật tấn công tàu hàng nhằm gây sức ép với Mỹ và phương Tây.

Mỹ và Anh đã mở chiến dịch tập kích lực lượng Houthi, huy động tàu chiến, máy bay tích cực tuần tra, hộ tống các tàu hàng của nước ngoài đi qua Biển Đỏ.

Nhiều công ty vận hành tàu biển đã thông báo hủy tuyến đường vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ. Các công ty tiếp tục cung cấp dịch vụ đã tăng phí bảo hiểm và giá cước vận chuyển hàng hóa, ước tính mức tăng từ 25 - 30%.

Tuy vậy, hoạt động vận chuyển dầu của Ấn Độ qua Biển Đỏ vẫn được thực hiện một cách bình thường mà không bị ảnh hưởng. Nhà bình luận chính trị Aaryaman Nijhwan của Ấn Độ nói trên tờ RT rằng, bí quyết đằng sau là tác động từ Nga. Các tàu chở dầu của Nga tới Ấn Độ dĩ nhiên cũng không bị lực lượng Houthi nhắm tới.

Trên thực tế, có trường hợp tàu chở sản phẩm dầu thô của Nga đi qua Biển Đỏ bị Houthi tấn công nhưng nguyên nhân được xác định là do nhầm lẫn.

Kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, gần 40% tổng lượng dầu nhập khẩu của Ấn Độ có nguồn gốc từ Nga. Phần lớn lượng dầu trong số này tới Ấn Độ qua tuyến hàng hải ở Biển Đỏ.

Đồng thời, Nga cũng đang phát triển quan hệ đối tác ngày một sâu rộng với Iran, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự. Iran là quốc gia được cho là hậu thuẫn lực lượng Houthi. Nhưng Tehran khẳng định Houthi không chịu sự chi phối mà hành động độc lập.

Kết quả là của triển vọng hợp tác Nga - Iran là lực lượng Houthi chủ động tránh tấn công các tàu hàng khởi hành từ Nga, ông Nijhwan nói.

Tuy vậy, các tàu hàng Ấn Độ xuất phát hoặc có điểm đến cuối là các nước Tây Âu, vẫn có thể bị Houthi tấn công do không nằm trong danh sách được bảo đảm, ông Nijhwan cho biết.

Nhà bình luận chính trị Ấn Độ nhận định, New Delhi cần sử dụng đòn bẩy ngoại giao với Tehran để đảm bảo an toàn cho các chuyến hàng của Ấn Độ đi qua Biển Đỏ.

Quan hệ Ấn Độ - Iran nhìn chung rất nồng ấm và Ấn Độ cũng có thể được xem là một đồng minh của Iran. Do đó, việc Iran tác động để Houthi tránh tấn công các tàu hàng khác của Ấn Độ là hoàn toàn có thể, ông Nijhwan nhận định.

Nhìn chung, loạt vụ tấn công của Houthi cho thấy những rủi ro về an ninh tại các vùng biển được coi là huyết mạch thương mại toàn cầu.

Nguồn: [Link nguồn]

Các hình ảnh mới được công bố hé lộ thiệt hại của một tàu chở hàng Mỹ sau khi trúng máy bay không người lái (UAV) tự sát của lực lượng Houthi ở Yemen.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - RT ([Tên nguồn])
Tin tức Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN