Lý do quốc gia láng giềng Ấn Độ phản đối cô lập phe quân đội Myanmar

Trong suốt hơn một tháng người biểu tình đổ ra đường ở Myanmar, Ấn Độ luôn giữ thái độ trung lập, tránh chỉ trích và không trừng phạt quân đội Myanmar.

Ấn Độ duy trì hợp tác sâu rộng với quân đội Myanmar.

Ấn Độ duy trì hợp tác sâu rộng với quân đội Myanmar.

Ngay trước khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhóm họp ngày 5.3 để thảo luận về tình hình Myanmar, Ấn Độ thông báo đang theo dõi vấn đề cùng các đối tác, nhấn mạnh mong muốn Myanmar giải quyết khủng hoảng thông qua biện pháp hòa bình.

Đây không phải lần đầu tiên Ấn Độ giữ thái độ thận trọng trong vấn đề khủng hoảng ở Myanmar. Ấn Độ luôn tránh chỉ trích quân đội Myanmar vì lo ngại ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực, cũng như đặt ưu tiên hàng đầu là ổn định biên giới Ấn Độ - Myanmar, tờ theo Indian Express cho biết.

New Delhi cho rằng, thay vì lên án quân đội Myanmar, các quốc gia cần dựa vào phe quân đội để giải quyết bất đồng ở Myanmar thông qua giải pháp hòa bình và mang tính xây dựng.

“Khôi phục trật tự dân chủ là ưu tiên hàng đầu của tất cả các bên liên quan ở Myanmar”, đại sứ Ấn Độ tại Liên Hợp quốc ở New York, T S Tirumurti, nói.

Với tư cách là quốc gia chia sẻ biên giới trên đất liền và trên biển với Myanmar, Ấn Độ rất mong muốn một Myanmar hòa bình và ổn định. Ấn Độ cũng rất cần quân đội Myanmar trong vấn đề hợp tác chống lại các nhóm nổi dậy ở Myanmar.

Nhiều thủ lĩnh nổi dậy ẩn náu ở vùng biên giới Trung Quốc-Myanmar, Ấn Độ rất cảnh giác trước các thách thức này, theo tờ Indian Express. Ngay từ những năm 1990, khi an ninh biên giới Ấn Độ-Myanmar bị đe dọa vì các nhóm nổi dậy, quân đội Ấn Độ và Myanmar đã cùng mở các chiến dịch truy quét chung.

Trong 3 thập kỷ hợp tác với quân đội Myanmar, Ấn Độ vẫn luôn hối thúc quốc gia này đi theo con đường dân chủ. Giới chức Ấn Độ phản đối các lệnh trừng phạt của phương Tây nhắm đến quân đội Myanmar trong những năm qua, vì càng khiến phe quân đội ngả theo Trung Quốc.

Tờ Indian Express cho biết, chiến lược của Ấn Độ là “cùng hợp tác phát triển”, thúc đẩy nhiều dự án hợp tác với quân đội Myanmar.

“Các tiếp cận của chúng tôi đã rất thành công trong quá khứ. Các quốc gia phương Tây cũng nên làm như vậy”, một quan chức giấu tên Ấn Độ, nói.

Quan chức này cho rằng, tầm ảnh hưởng chính trị, quân sự, kinh tế của Trung Quốc ở Myanmar chỉ có thể bị ngăn chặn nếu Ấn Độ và các đối tác không cô lập chính quyền quân sự Myanmar. Thay vào đó, hãy hợp tác với họ, theo Indian Express.

Nguồn: [Link nguồn]

Biểu tình phản đối đảo chính: Lại đổ máu ở thành phố lớn thứ hai Myanmar

Một người đã tử vong ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai của Myanmar, sau khi lực lượng an ninh nổ súng vào những người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Indian Express ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN