Lý do bất ngờ khiến Thổ Nhĩ Kỳ ngăn Thụy Điển, Phần Lan gia nhập NATO?

Người phát ngôn phủ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này kỳ vọng Phần Lan và Thụy Điển có bước đi cụ thể để nhận được sự ủng hộ của Ankara trong nỗ lực gia nhập NATO.

Ngày 30-5, ông Ibrahim Kalin - Cố vấn Chính sách đối ngoại của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan - đã nói với Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan rằng Thổ Nhĩ Kỳ muốn thấy những "bước đi cụ thể" của Phần Lan và Thụy Điển về sự tồn tại của cái gọi là "tổ chức khủng bố" ở những nước này.

Điều này bắt buộc phải được thực hiện trước khi Ankara xem xét nỗ lực gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Phần Lan và Thụy Điển.

Trong cuộc điện đàm giữa hai cố vấn cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, hai bên thống nhất quan điểm những nước muốn gia nhập NATO phải "tiếp thu các giá trị và nguyên tắc của liên minh về an ninh và chống khủng bố".

Người phát ngôn Phủ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ibrahim Kalin. Ảnh: Reuters

Người phát ngôn Phủ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ibrahim Kalin. Ảnh: Reuters

Đây không phải lần đầu Thổ Nhĩ Kỳ nêu điều kiện để Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO. Ông Ibrahim Kalin từng cho biết nước này đã nêu điều kiện với phái đoàn của Phần Lan và Thụy Điển hôm 25-5 để có được sự ủng hộ của Ankara trong nỗ lực gia nhập NATO của hai quốc gia Bắc Âu này.

Về phía Thụy Điển và Phần Lan, Hensinki và Stockholm khẳng định hai nước lên án chủ nghĩa khủng bố và sẵn sàng đối thoại.

Trong tuyên bố đưa ra ngày 30-5, Tổng thống Erdogan cho biết Thổ Nhĩ Kỳ liên tục phản đối việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO vì cáo buộc hai nước này "chứa chấp" những phần tử có liên quan tới lực lượng vũ trang của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) và một số tổ chức bị Ankara quy kết là khủng bố.

PKK là tổ chức chính trị có vũ trang bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là tổ chức khủng bố cũng như một số người theo giáo sĩ Fethullah Gulen, người bị Tổng thống Erdogan quy kết đứng sau vụ đảo chính không thành ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016.

Tuy nhiên, theo hãng tin Reuters, Tổng thống Erdogan nói rằng một nguyên nhân khác nữa là Phần Lan và Thụy Điển đã ngừng xuất khẩu vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2019.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu bên cạnh Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson (phải) và Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto ngày 19-5. Ảnh Reuters.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu bên cạnh Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson (phải) và Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto ngày 19-5. Ảnh Reuters.

Nhà Trắng cho biết ông Sullivan "bày tỏ sự ủng hộ đối với việc Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục đàm phán trực tiếp với Thụy Điển và Phần Lan để giải quyết những lo ngại về việc Thụy Điển và Phần Lan xin gia nhập NATO. Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ cũng nhắc lại tầm quan trọng của việc kiềm chế leo thang ở Syria để tránh bất kỳ sự bất ổn nào tiếp theo.

Mỹ ủng hộ mạnh mẽ các đề nghị gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan. Tại cuộc họp báo ngày 19-5, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh Thụy Điển và Phần Lan "đáp ứng mọi yêu cầu của NATO" và "việc có thêm hai thành viên NATO mới ở Bắc Âu sẽ tăng cường an ninh cho liên minh và làm sâu sắc hơn hợp tác an ninh của khối".

Để trở thành thành viên, tất cả 30 quốc gia thuộc NATO phải nhất trí. Thụy Điển và Phần Lan cũng đang nỗ lực bày tỏ thành ý để Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý ủng hộ hai quốc gia Bắc Âu gia nhập liên minh quân sự.

Nguồn: [Link nguồn]

Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra đề xuất mới về đàm phán hòa bình Nga-Ukraine

Đại diện của Liên Hợp Quốc có thể tham gia vào vòng đàm phán mới giữa Nga và Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra đề xuất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huệ Bình ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN