Lý do bất ngờ khiến tàu sân bay Anh không sát cánh cùng Mỹ khi tập kích Houthi

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Việc thiếu nhân lực khiến cho nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của hải quân Anh không thể đến Biển Đỏ hiệp lực cùng Mỹ tập kích Houthi mà họ phải điều tiêm kích xuất kích từ đảo Cyprus để thực hiện nhiệm vụ. 

Trong cuộc tấn công hiệp đồng của Mỹ và Anh vào lực lượng Houthi sáng 12/1, London đã triển khai nhiều tiêm kích Typhoon thay vì tàu sân bay HMS Queen Elizabeth để tung đòn đánh vào hàng chục mục tiêu của nhóm vũ trang ở Yemen, nhằm đáp trả các cuộc tấn công trước đó của Houthi vào tàu hàng ở Biển Đỏ.

Trong khi tiêm kích Mỹ được triển khai từ tàu sân bay hoạt động ở Biển Đỏ, Anh phải huy động 4 chiến đấu cơ Eurofigher Typhoon cùng máy bay tiếp liệu từ căn cứ Akrotiri trên đảo Cyprus để tham gia cuộc tấn công.

Tiêm kích Typhoon mang theo bom Paveway IV để tập kích Houthi ở Yemen.

Tiêm kích Typhoon mang theo bom Paveway IV để tập kích Houthi ở Yemen.

Nhiều chuyên gia hải quân Anh trước đó kêu gọi London triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đến Biển Đỏ để hỗ trợ hoạt động bảo vệ hàng hải một cách chủ động, nhanh chóng hơn, song Anh tới nay chưa thực hiện vì thiếu nhân lực.

Tờ Telegraph của Anh ngày 12/1 cho biết London không điều nhóm tác chiến HMS Queen Elizabeth đến Biển Đỏ do tàu hậu cần Fort Victoria chưa thể ra khơi vì thiếu nhân lực. Đây là tàu hậu cần duy nhất có khả năng cung cấp cho nhóm tác chiến đủ đạn dược, nhu yếu phẩm, thiết bị dự phòng và máy bay để tiến hành nhiệm vụ dài hơi.

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth và tàu hậu cần

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth và tàu hậu cần

Tàu hậu cần Fort Victoria đã trải qua cuộc đại tu toàn diện sau khi tới Ấn Độ với nhóm tác chiến HMS Queen Elizabeth hồi năm 2021. Con tàu dự kiến ra khơi trở lại vào năm ngoái, song nó hiện vẫn neo đậu ở xưởng đóng tàu Cammell Laird tại thành phố cảng Liverpool, dù đã được xác nhận là đủ điều kiện kỹ thuật để hoạt động.

Hải quân Anh hiện ưu tiên nhân lực cho các tàu phụ trợ khác của lực lượng, như tàu chở dầu làm nhiệm vụ tiếp liệu cho tàu chiến, hay tàu đổ bộ lớp Bay chuyên vận chuyển hàng nhân đạo hoặc đảm nhiệm vai trò tàu mẹ cho tàu săn mìn.

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth và tàu hậu cần

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth và tàu hậu cần

"Thật tồi tệ khi họ để cho tàu Fort Victoria rơi vào tình trạng thế này. Đây là tàu hậu cần hạm đội duy nhất của nhóm tác chiến HMS Queen Elizabeth, đáng lẽ phải được ưu tiên hơn", Đô đốc Alan West, cựu tư lệnh hải quân Anh, nêu quan điểm.

"Anh không lập tức điều tàu sân bay tới vùng biển khi căng thẳng ở khu vực gia tăng là điều hết sức kỳ lạ", ông West cho hay. "Triển khai tàu sân bay tại đó đồng nghĩa chúng ta sẽ sở hữu lực lượng gồm 24 tiêm kích ở cách Yemen chỉ khoảng 160 km, sẵn sàng xuất kích để tấn công đáp trả bất cứ lúc nào".

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth và tàu hậu cần

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth và tàu hậu cần

Các nguồn tin quốc phòng cho rằng Anh có thể tính tới phương án hợp tác với một số quốc gia khác để đảm bảo hậu cần cho tàu sân bay HMS Queen Elizabeth trong trường hợp nó được điều tới Biển Đỏ mà không có tàu Fort Victoria đi kèm.

Hải quân Anh đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực, trong bối cảnh lực lượng này nói riêng và quân đội Anh nói chung hiện gặp nhiều khó khăn trong khâu tuyển quân. Do có quá ít thủy thủ, hải quân Anh gần đây phải loại biên hai tàu chiến cũ HMS Westminster và HMS Argyll để có nhân lực phục vụ các tàu mới hơn.

Tàu sân bay Queen Elizabeth

Tàu sân bay Queen Elizabeth

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth được bắt đầu khởi đóng tại xưởng đóng tàu Vabcock Marine Rosalie từ năm 2009, và được hoàn thành sau 5 năm. HMS Queen Elizabeth có lượng giãn nước đầy tải tới 70.600 tấn, nó to gấp ba lần tàu sân bay lớp Invincible, gấp hai lần tàu sân bay nguyên tử trang bị máy phóng Charles De Gaulle của Pháp, và chỉ thua 2 loại tàu sân bay lớp Nimitz và Gerald Ford của Mỹ.

So về mặt kích thước, trang bị điện tử và vũ khí tàu sân bay lớp Queen Elizabeth của Anh cũng vượt trội so với các tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga và tàu Liêu Ninh của Trung Quốc. Tàu sân bay này cũng được thiết kế tối ưu độ bộc lộ tín hiệu radar và được áp dụng những công nghệ hàng hải tối tân nhất trên thế giới do Thales và BAE Systems phát triển. Cùng với việc sử dụng loại tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 F-35B khiến cho sức mạnh của tàu thực sự là mối lo ngại lớn cho các đối thủ của Hải quân Hoàng gia Anh.

Lý do bất ngờ khiến tàu sân bay Anh không sát cánh cùng Mỹ khi tập kích Houthi - 6

Nguồn: [Link nguồn]

Mỹ chỉ muốn ngăn lực lượng Houthi ở Yemen tấn công các tàu chở hàng đi qua Biển Đỏ, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Hùng ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN