Lời nguyền Tutankhamun: Ám ảnh cái chết của "những kẻ phạm thượng" và sự thật phía sau?

Sự kiện: Bí ẩn xác ướp

Phớt lờ cảnh báo về lời nguyền đáng sợ của xác ướp vị pharaoh trẻ nhất Ai Cập cổ đại, một số nhà khảo cổ vẫn có hành động được cho là "phạm thượng" khi kinh động quan tài Tutankhamun. Nhiều trong số này chết bí ẩn và nguyên nhân thực sự vẫn gây tranh cãi.

Nhà khảo cổ Howard Carter có phát hiện chấn động về lăng mộ pharaoh Tutankhamun năm 1922

Nhà khảo cổ Howard Carter có phát hiện chấn động về lăng mộ pharaoh Tutankhamun năm 1922

Lăng mộ pharaoh Tutankhamun được phát hiện năm 1922 bởi Howard Carter và nhóm nhà khảo cổ của ông. Trong tài liệu "Top 10 bí mật và bí ẩn" phát sóng trên Netflix, số người chết bí ẩn sau khi quan tài Tutankhamun bị mở được hé lộ.

"Hầu hết ca tử vong đều có thể lý giải về mặt y học nhưng 6/12 người có mặt trong buổi mở nắp quan tài Tutankhamun chết bí ẩn vẫn chưa thể lý giải", Express dẫn thông tin trong tài liệu cho biết.

Những trường hợp này đều tử vong theo những cách khó hiểu và kém may mắn bao gồm cả việc bị giết, tự tử và tai nạn.

Những cái chết và tai nạn khó hiểu

 George Herbert, bá tước Carnarvon đời thứ 5 và là người hỗ trợ tài chính cho cuộc khai quật lăng mộ Tutankhamun

 George Herbert, bá tước Carnarvon đời thứ 5 và là người hỗ trợ tài chính cho cuộc khai quật lăng mộ Tutankhamun

George Herbert, bá tước Carnarvon đời thứ 5 và là người hỗ trợ tài chính cho cuộc khai quật lăng mộ Tutankhamun, là người đầu tiên chết bí ẩn. Ông Herbert mất ngày 4/5/1923 sau khi đặt chân vào lăng mộ. Bá tước Carnarvon đời thứ 5 tử vong do ngộ độc máu, kết quả từ việc nhiễm trùng vết thương do muỗi đốt. Một số báo cáo còn cho biết khi Herbert mất, mọi ánh đèn trong nhà ông đều tắt ngóm một cách kỳ lạ.

George Jay Gould I, một nhà tài chính Mỹ, bất ngờ bị sốt sau chuyến thăm tới lăng mộ Tutankhamun năm 1923. Vài tháng sau, ông mất vì bệnh viêm phổi.

Archibald Douglas-Reid, người chụp X-quang xác ướp pharaoh Tutankhamun bị ốm ngay sau khi vào lăng mộ và mất ngày 15/1/1924 vì căn bệnh bí ẩn.

Những người đầu tiên "kinh động" lăng mộ pharaoh trẻ nhất Ai Cập cổ đại

Những người đầu tiên "kinh động" lăng mộ pharaoh trẻ nhất Ai Cập cổ đại

Ly kỳ hơn là trường hợp của Hugh Evelyn-White, nhà Ai Cập học người Anh đồng thời là một trong số những người đầu tiên có mặt tại lăng mộ Tutankhamun, treo cổ tự tử năm 1924. Ông để lại một ghi chú viết bằng máu nói rằng: "Tôi chịu thua lời nguyền buộc tôi biến mất mãi mãi".

Đáng sợ nhất là trường hợp của Bruce Ingham. Ông được Howard Carter, người đầu tiên mở nắp quan tài Tutankhamun, tặng một chiếc chặn giấy được cho là bàn tay xác ướp đeo một chiếc vòng có dòng chữ: "Người nào động tới cơ thể ta sẽ bị nguyền rủa". Một thời gian sau khi nhận món quà kỳ dị, nhà của Ingham bị thiêu rụi trong hỏa hoạn. Khi đang dựng lại, căn nhà lại bị một trận lũ quét qua.

Nhiều đồ vật kỳ lạ được tìm thấy trong lăng mộ Tutankhamun

Nhiều đồ vật kỳ lạ được tìm thấy trong lăng mộ Tutankhamun

Cái chết của "những kẻ phạm thượng" là do lời nguyền Tutankhamun?

Nhiều cái chết bí ẩn hoặc tai họa với những người liên quan đến việc khai quật lăng mộ Tutankhamun khiến không ít người tin vào lời nguyền Tutankhamun

Nhiều cái chết bí ẩn hoặc tai họa với những người liên quan đến việc khai quật lăng mộ Tutankhamun khiến không ít người tin vào lời nguyền Tutankhamun

Theo National Geographic, một giả thuyết được đưa ra về nguyên nhân cái chết của ông Herbert. Giả thuyết này cho rằng bá tước Carnarvon đời thứ 5 tử vong do tiếp xúc với mầm bệnh cổ xưa được giấu trong quan tài Tutankhamun.

"Nói về các lăng mộ Ai Cập, chúng không chỉ có các xác ướp mà còn nhiều thứ khác như thịt, thực vật hay thậm chí hoa quả được chôn theo người chết khi họ sang thế giới bên kia. Chính những thứ này thu hút côn trùng, nấm mốc, vi khuẩn, mầm bệnh... và nên nhớ chúng tồn tại qua hàng ngàn năm", Jennifer Wegner, nhà Ai Cập học tại Đại học Pennsylvania, Mỹ, cho biết.

Nhiều nghiên cứu cho thấy một số xác ướp cổ đại có nấm mốc bao gồm ít nhất 2 loại cực độc là Aspergillus Niger và Aspergillus Flavus. Chúng có thể gây phản ứng dị ứng như tắc nghẽn hoặc chảy máu trong phổi và đặc biệt có hại với những người có hệ miễn dịch yếu.

Một số bức tường trong lăng mộ còn có các vi khuẩn tấn công đường hô hấp như Pseudomonas hay Staphylococcus.

Những đồ vật và bức tường trong lăng mộ cổ thường chứa nhiều vi khuẩn độc hại, nấm mốc

Những đồ vật và bức tường trong lăng mộ cổ thường chứa nhiều vi khuẩn độc hại, nấm mốc

Các nhà khoa học cũng phát hiện khí amoniac, chất hữu cơ formaldehyde và khí hydro sulfua trong quan tài kín. Ở nồng độ mạnh, chúng có thể gây bỏng mắt, mũi, các triệu chứng của viêm phổi. Trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

Một phát hiện trong các lăng mộ Ai Cập là rất nhiều dơi sống bên trong. Phân dơi cũng mang loại nấm có thể gây ra bệnh về đường hô hấp.

Trong điều kiện thích hợp, những chất kể trên có thể gây chết người.

Khi mở nắp quan tài, các nhà khảo cổ ít khi đeo mặt nạ hoặc đồ bảo hộ

Khi mở nắp quan tài, các nhà khảo cổ ít khi đeo mặt nạ hoặc đồ bảo hộ

Theo nhà Ai Cập học Wegner, các nhà khảo cổ học hiếm khi đeo mặt nạ khi vào trong các lăng mộ, ngay cả lúc mở quan tài.

"Trong các dự án khảo cổ tôi từng tham gia, chúng tôi thường không đeo mặt nạ hoặc các đồ bảo hộ khác. Nếu có, việc đó cũng chỉ để chống bụi nhiều hơn là vi khuẩn hay nấm mốc", Wegner chia sẻ. Đây có thể là lý do khiến nhiều người bị lây bệnh dẫn đến cái chết bí ẩn. Ngoài ra, các trường hợp tự tử hoặc hỏa hoạn được cho là liên quan tới lời nguyền xác ướp có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. 

Kinh ngạc xác ướp 2.000 năm tuổi mà như mới qua đời

Nằm sâu trong lòng đất 2.000 năm, xác ướp một phụ nữ ở Trung Quốc gây kinh ngạc vì ở trong tình trạng da mềm mại, vẫn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - National Geographic, Express ([Tên nguồn])
Bí ẩn xác ướp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN