Loài “rồng” bay sải cánh 7 mét từng thống trị bầu trời nước Úc

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Từng có một loài “rồng” đáng sợ thống trị bầu trời nước Úc cách đây 105 triệu năm, theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học. Với sải cánh dài 7 mét, đây là loài bò sát biết bay lớn nhất ở Úc.

Minh họa loài "rồng" bay từng thống trị bầu trời nước Úc.

Minh họa loài "rồng" bay từng thống trị bầu trời nước Úc.

Những phát hiện trên mới được các nhà khoa học công bố trên tạp chí Vertebrate Paleontology vào ngày 9.8.

Các nhà khoa học tái hiện hình ảnh loài dực long (pterosaur) bay trên bầu trời mà nay là bang Queensland, Úc. Phần miệng hình ngọn giáo rất thích hợp để bắt cá trên biển.

Tim Richards, nhà nghiên cứu Đại học Queensland, làm việc tại phòng thí nghiệm khủng long, đã phân tích mẫu hóa thạch hàm của loài dực long. Nó được tìm thấy tại một mỏ đá ở thị trấn Richmond, phía tây bắc bang Queensland vào năm 2011.

Richards nói loài dực long này là “con vật đáng sợ”, có khả năng nuốt chửng những con khủng long con.

“Đây là sinh vật gần nhất với định nghĩa về một loài rồng ngoài đời thực”, Richards, tác giả nghiên cứu, nói. “Nó đơn giản là một sinh vật có mõm và cổ dài, kết hợp với sải cánh dài tới 7 mét. Nó là sinh vật thống trị bầu trời, luôn khiến những con khủng long dưới mặt đất phải dè chừng”.

Loài dực long mới được phát hiện có tên là Thapunngaka shawi, trong đó “Thapunngaka” là từ cổ của người bản địa, mô tả ngọn giáo, còn “shawi” lấy theo Len Shaw, tên của người phát hiện mẫu hóa thạch, Steve Salisbury, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.

Nhà nghiên cứu Tim Richards bên cạnh mẫu hộp sọ của loài dực long.

Nhà nghiên cứu Tim Richards bên cạnh mẫu hộp sọ của loài dực long.

Các nhà nghiên cứu ấn tượng với bộ hàm của loài dực long mới. Toàn bộ hộp sọ dài hơn 1 mét, chứa 40 chiếc răng. Thapunngaka shawi là họ hàng với một nhóm những loài dực long từng tung cánh bay khắp thế giới. “Chúng là một nhóm bò sát đa dạng, là những động vật có xương sống đầu tiên biết bay trên bầu trời”, nhà nghiên cứu Richards nói.

Cấu tạo xương dạng rỗng và mỏng, cho thấy chúng đã biến đổi để thích nghi với việc bay trên trời. “Thật ấn tượng khi biết những hóa thạch của loài sinh vật này còn tồn tại”, Richards nói thêm. “Thapunngaka shawi giúp chúng tôi hiểu thêm về loài sinh vật biến bay từng thống trị bầu trời Úc”.

Richards có kế hoạch tìm hiểu thêm về các đặc điểm cụ thể giúp loài dực long này tung cánh bay trên trời.

Mẫu hóa thạch hiện đang được trưng bày ở bảo tàng Kronosaurus Korner, thị trấn Richmond, bang Queensland, Úc.

Nguồn: [Link nguồn]

Quái vật biết bay lớn nhất Trái đất, sải cánh như máy bay tiêm kích F-16

Khủng long bạo chúa (T-rex) là kẻ săn mồi không có đối thủ trong thế giới khủng long, nhưng có một loài thằn lằn bay có...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN