Điều gì xảy ra nếu rừng Amazon không còn tồn tại?

Các chuyên gia cho rằng các loài động vật, thực vật và con người sẽ phải đối mặt với những hậu quả thảm khốc nếu rừng Amazon biến mất.

Hàng chục nghìn vụ cháy đang tàn phá nghiêm trọng khu rừng lớn nhất thế giới (Ảnh: GETTY)

Hàng chục nghìn vụ cháy đang tàn phá nghiêm trọng khu rừng lớn nhất thế giới (Ảnh: GETTY)

Những vụ hỏa hoạn càn quét rừng Amazon đang làm dấy lên những lo ngại mang tính toàn cầu về tác động của nó đối với khí hậu và môi trường tự nhiên trên Trái Đất, và khiến nhiều người đặt câu hỏi về việc liệu thế giới có thể sống sót khi rừng Amazon bị phá hủy hay không?

Rừng nhiệt đới Amazon là khu vực trù phú nhất về mặt sinh học trên Trái Đất, chiếm 25% đa dạng sinh học trên toàn thế giới, và là nhân tố chính cho các chu kỳ tự nhiên cần thiết với hoạt động của Trái Đất, theo số liệu từ nhóm nghiên cứu môi trường Panthera.

Các chuyên gia cho rằng các loài động vật, thực vật và con người sẽ phải đối mặt với những hậu quả thảm khốc nếu rừng Amazon biến mất.

“Amazon là rừng nhiệt đới liền mạch lớn nhất hành tinh, và đóng vai trò quan trọng cho hệ thống khí hậu trên Trái Đất,” Laura Schneider, giáo sư địa lý tại Đại học Rutgers, cho biết, “Nó thực hiện chức năng này bằng cách hấp thu carbon dioxide, một loại khí giữ nhiệt hiện đang là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu.”

Mỗi năm, toàn thế giới thải gần 40 tỷ tấn carbon dioxide ta ngoài khí quyển, thì rừng Amazon hấp thu tới 2 tỷ tấn carbon dioxide (chiếm 5% lượng khí thải trên toàn thế giới). Điều đó khiến khu rừng trở thành một phần quan trọng trong việc ngăn chặn biến đổi khí hậu.

Rừng Amazon hấp thụ 2 tỷ tấn carbon dioxide mỗi năm, góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn biến đổi khí hậu (Ảnh: Bits of Science)

Rừng Amazon hấp thụ 2 tỷ tấn carbon dioxide mỗi năm, góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn biến đổi khí hậu (Ảnh: Bits of Science)

Dù các vụ cháy tại rừng Amazon vẫn thường xuyên diễn ra từ năm này qua năm khác, từ tháng này đến tháng khác, vụ hỏa hoạn trong tháng 8 này là một ngoại lệ vì nó làm tăng đáng kể các đám cháy lớn, dữ dội và dai dẳng dọc theo các con đường rừng ở khu vực trung tâm Brazil, theo ghi nhận từ ông Douglas Morton từ Trung tâm điều hành Các chuyến bay vào vũ trụ Goddard của NASA.

Gần một nửa trong số các vụ cháy tại Brazil trong năm nay xảy ra tại khu vực rừng Amazon. Khoảng 60% diện tích rừng Amazon cũng nằm ở Brazil, số còn lại trải dài qua một phần lãnh thổ các nước như Bolivia, Colombia, Venezuela, Ecuador, Guiana thuộc Pháp, Guyana, Peru và Suriname.

Bên cạnh việc hút carbon dioxide khỏi bầu khí quyển, khu rừng cũng đóng vai trò như một hệ thống tản nhiệt khổng lồ cho Trái Đất. “Toàn bộ hơi nước từ các cây rừng của Amazon đều hấp thu năng lượng trong quá trình bốc hơi. Chúng có tác dụng làm mát hành tinh của chúng ta như cách con người được làm mát bởi hơi nước khi cơ thể bị ướt,” Daniel Nepstad, giám đốc Viện Cải tiến Trái Đất, cho biết.

Theo thông tin từ Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã, Amazon hiện đang là nhà của hơn 30.000 loài cây; 2,5 triệu loài côn trùng; 2.500 loài cá; hơn 1.500 loài chim; 550 loài bò sát; và 500 loài động vật có vú.

“Một số loài điển hình như báo gấm, lợn vòi, cá heo sông và đại bàng harpy đều đã rất nổi tiếng, nhưng lưu vực sông Amazon còn chứa từ 10 đến 12% số loài động vật trên toàn thế giới. Đây là hệ thống nước ngọt lớn nhất thế giới, nơi sinh trưởng của hơn 2.500 loài cá,” ông Carlos Duriga, giám đốc Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã chi nhánh Brazil, cho biết.

“Amazon là nhà của nhiều loài động vật và thực vật hoang dã hơn bất kỳ nơi nào khác trên Trái Đất,” Jana Gamble từ Quỹ Cứu trợ Amazon cho biết, “Bên cạnh đó, 400 đến 500 bộ lạc thổ dân cũng đang coi rừng Amazon như nhà của mình.”

Amazon hiện đang là nhà của hơn 30.000 loài cây; 2,5 triệu loài côn trùng; 2.500 loài cá; hơn 1.500 loài chim; 550 loài bò sát; và 500 loài động vật có vú (Ảnh: Equipepixel)

Amazon hiện đang là nhà của hơn 30.000 loài cây; 2,5 triệu loài côn trùng; 2.500 loài cá; hơn 1.500 loài chim; 550 loài bò sát; và 500 loài động vật có vú (Ảnh: Equipepixel)

Theo giáo sư Schneider, bên cạnh tầm ảnh hưởng đến hệ thống khí hậu trên toàn cầu, rừng Amazon còn đang sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới, và đây cũng là nhà của rất nhiều cộng đồng thổ dân trong hàng thế kỷ.

Bà cho rằng sẽ là một thảm họa đối với đa dạng sinh học và cả những người thổ dân nếu các loài cây trong rừng bị mất đi, nhưng điều này khó có thể xảy ra.

“Các khu rừng nhiệt đới đều là những hệ sinh thái dẻo dai, vì thế việc chúng biến mất là điều không tưởng,” Schneider cho biết, “Tuy nhiên, khả năng phục hồi của rừng còn phụ thuộc vào tốc độ và mức độ của các hành vi tác động như phá rừng lấy đất, và đó mới là điều đáng lo ngại.

Quỹ Bảo vệ Động vật hoang dã ước tính khoảng 17% diện tích rừng Amazon tại Brazil đã bị chặt phá.

Nhưng liệu có chính xác khi cho rằng rừng Amazon là “lá phổi xanh” hay “điều hòa” của Trái Đất?

“Không”, giáo sư Schneider khẳng định, “tôi sẽ không dùng cả 2 cách ẩn dụ trên, vì vai trò của rừng đối với khí hậu Trái Đất đều không mang tính tuần tự…ví dụ như việc làm mát Trái Đất hay hấp thụ carbon dioxide.

Vai trò của rừng trong các quy trình của carbon và nước phụ thuộc vào nhiều khía cạnh của hệ sinh thái rừng nhiệt đới, ví dụ như việc rừng có thể phục hồi nhanh như thế nào hoặc sẽ phản ứng ra sao với những tác động bên ngoài. Hệ sinh thái rừng thường quá phức tạp để có thể nắm bắt trong một phép ẩn dụ.”

Rừng Amazon không phải là “lá phổi xanh” của thế giới?

Không thể phủ nhận rừng Amazon là một kỳ quan lớn, khu dự trữ sinh quyển lớn nhất thế giới, nhưng nó có thật sự phải...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - USA Today, AP ([Tên nguồn])
Cháy rừng Amazon Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN